TÍNH VỊ

Quả:  vị ngọt, chua, chát, tính bình.

Vỏ quả lựu:  vị chua, chát, tính ôn, có độc nhẹ.

Vỏ cây lựu:  vị đắng, chua, chát, tính hơi ôn, chứa độc tố.

Hoa:  vị chua, chát, tính bình.

Phần dùng dể ăn:  quả, hạt.

Phần dùng làm thuốc:  vỏ cây, vỏ quả, lá, hoa.

CÔNG DỤNG

Quả:  sát trùng, sinh tân dịch, giải khát.

Vỏ cây:  sát trùng, se ruột.

Vỏ quả:  cầm kiết lỵ, khống chế sự phát triển của vi khuẩn, se ruột, giải khát; vỏ lựu xào khô còn dùng để cầm máu.

Lá:  cầm tả, giải độc, sát trùng.

Hoa:  cầm máu, làm mát máu.

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Không nên ăn thạch lựu khi bụng đói.
  2. Mới bị tả không nên ăn thạch lựu, vì nếu ăn sẽ cản trở các vi khuẩn bài tiết ra ngoài.
  3. Khi dùng thạch lựu để sát trùng, không được ăn các loại thức ăn có dầu thực vật, mỡ động vật, chất béo để tránh bị trúng độc.
  4. Trong vỏ, rễ của thạch lựu đều có chất kiềm, chứa độc tính, khi dùng phải cẩn thận.
  5. Vỏ quả lựu nếu dùng nhiều sẽ có hại cho phổi, sinh đàm, giảm tuổi thọ.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Vỏ quả:  trị dịch tả, kiết lỵ lâu năm, sán gây đau bụng, băng huyết, lòi dom, đại tiện ra máu, di tinh, mộng tinh, lở loét khoang miệng.

Vỏ cây:  trị bệnh giun đũa, sán xơ mít, chứng huyết trắng ở phụ nữ.

Lá:  trị tiêu chảy, bị thương do ẩu đả hoặc té ngã.

Cách dùng:  20 – 40g, nấu nước uống, hoặc dùng ngoài da như nấu nước tắm hay giã nát để đắp.

Hoa:  cầm máu, trị các bệnh về mũi, viêm lỗ tai, nôn ra máu, kinh nguyệt không đều, khí hư.

Cách dùng:  8 – 10g, nấu với nước để uống.

Dùng ngoài da:  giã nát đắp.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin  A (μg)
B6 (mg)
B7 (Mg)
B5 (mg)
 43
0.04
11
0.32
 Bl (mg)
C (mg)
B9 (Mg)
B3 (mg)
 0.05
5
0.2
 B2 (mg)
E (mg)
Năng lượng (Kcal)
 0.03
2.28
63
3 chất dinh

dưỡng chính

Protein (g)

Canxi (mg)

Kali (mg)

1.6

6

231

Chất béo (g)

Sắt (mg)

Natri (mg)

0.2

0.4

0.7

Cacbohydrate (g)

Photpho (mg)

13.7

70

Khoáng chất Magne (mg)

Selen (Mg)

17

0.2

Kẽm (mg)

Đồng (mg)

0.2

0.15

Chất xơ (g) 4.7

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Có hai loại thạch lựu: Thạch lựu ngọt: vị ngọt, chua chát, tính ôn giúp sinh tân dịch giải khát, sát trùng. Thạch lựu chua: vị chua, tính ôn, dùng trị kiết lỵ lâu năm.
  2. Thạch lựu ngọt nguyên vỏ đem nấu uống có tác dụng ức chế cầu khuẩn bồ đào, liên cầu khuẩn tan huyết, khuẩn truyền nhiễm cấp tính, và nhất là khuẩn kiết lỵ. Ngoài ra, vỏ thạch lựu còn có tác dụng khống chế bệnh cảm cúm và giải độc.
  3. Thạch lựu chua có chất thuộc da và kiềm, có thể giúp se ruột, cầm máu, sát khuẩn, trị các chứng bệnh kiết lỵ, dịch tả, tiểu tiện ra máu, bệnh trĩ, chứng di tinh.
  4. Mẹo nhỏ cho bạn: Khi ăn thạch lựu, các ngón tay hay bị dính mủ vàng, vậy làm cách nào dể rửa sạch? Cho một ít giấm vào một lượng nước lọc vừa đủ, ngâm các ngón tay vào khoảng 3 – 5 phút; sau dó rửa tay bằng nước sạch là mủ vàng phai hết. Ngoài ra còn một cách nữa, bạn có thể cho ít muối vào nước sạch để rửa tay, vài phút là các ngón tay sẽ hết mủ.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ THẠCH LỰU

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Kiết lỵ lâu không hết Một quả thạch lựu tươi, một ít muối ăn. Rửa sạch lựu, tách hạt ra rồi giã nát, cho vào 2 chén nước, sắc còn 1 chén, mỗi ngày uống 3 lần.
Khô họng, khan tiếng 2 quả thạch lựu tươi. Bóc bỏ vỏ, nhai từ từ từng múi, nhớ bỏ hạt, mỗi ngày ăn 2 lần.
Ho lâu không dứt 1 quả thạch lựu chưa chín muồi. Ăn từ từ trước khi đi ngủ, nhớ bỏ hạt.
Bệnh chàm (eczema), ghẻ lở, hắc lào 200g vỏ thạch lựu. Cho nước vào nấu thật đặc, sau đó lấy thoa lên vết thương, mỗi ngày 3 lần.
Viêm mũi mãn tính 20g lá thạch lựu, 7,5g lá trà xanh, 40g lá lúa. Cho nguyên liệu vào nồi cùng với lượng nước vừa phải nấu uống, chia làm 2 lần dùng.
Bệnh giun dũa, sán xơ mít ở trẻ em 15g vỏ lựu, 15g cau. Nguyên liệu dem phơi khô, nghiền nát, mỗi lần uống lấy 7,5g pha với nước sôi; sáng, tối mỗi buổi dùng 1 lần, dùng liên tục 2 ngày liền.
Chảy máu cam 40g hoa thạch lựu tươi. Cho vào nước sắc uống hoặc phơi khô tán mịn, dùng hàng ngày, mỗi lần dùng lấy 0,3g thổi vào mũi.
Kiết lỵ, táo bón thường bị ra máu 1 quả lựu vỏ còn xanh. Rửa sạch lựu, giã nát vắt lấy nước uống.
Tỳ và thận đau, bệnh huyết trắng 40g vỏ lựu. Rửa sạch và nấu uống hàng ngày thay trà.
Viêm ruột cấp tính 25g vỏ lựu, 40g phiên bạch thảo (cỏ chét ba), 40g bạch đầu ông (cỏ chân ngỗng), 1 củ tỏi. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc nước uống.
Chứng khó tiểu 75g thạch lựu trắng, 250g rễ thanh yên (phật thủ), 50g cỏ xước. Cho nguyên liệu vào nồi cùng với 8 chén nước sắc còn 3 chén, dùng uống thay trà.
Tiêu chảy 2 quả thạch lựu tươi, mật ong vừa đủ dùng. Lựu bỏ vỏ, lấy phần thịt rồi đổ vào 3 chén nước, sắc còn 1 chén rưỡi, sau đó lọc lấy nước, cho mật ong vào khuấy đều, chia làm 2 – 3 lần uống.
Trẻ em bị tiêu chảy Một ít vỏ thạch lựu phơi khô, đường đỏ vừa đủ dùng. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, nấu trong vài phút, sau đó cho thêm đường đỏ vào, mỗi lần cho trẻ uống từ 1- 2 muỗng, uống một ngày sẽ thấy hiệu quả ngay.
Viêm ruột cấp tính, tiêu chảy không ngùng 75g lá thạch lựu, 5g gừng tươi, 40g muối ăn. Cho các nguyên liệu vào nấu nước uống thay trà. Ngoài ra có thể dùng hành trắng, muối hột, mỗi thứ một lượng vừa đủ, cho vào nồi sao nóng; sau đó dùng vải bọc lại và lăn đều trên phần bụng.
Đại tiện ra máu 15g hoa thạch lựu, 15g trắc bách diệp. Cho nguyên liệu cùng một lượng nước vừa phải nấu sôi, chia làm 2 lần uống.
Kiết lỵ ra chất màu đỏ, trắng 25g hoa thạch lựu trắng. Nấu nước để uống.
Lưu ý: nên uống trước bữa ăn.
Bồi bổ tuyến tiền liệt 25g hoa thạch lựu, 25g củ từ, 20g ngũ bội tử Cho nguyên liệu vào nồi nấu uống, mỗi thang chia làm 2 lần dùng.