Phòng trị các bệnh về tim, giúp gan khỏe mạnh

TÍNH VỊ

Quả:  vị ngọt, chua, tính bình.

Vỏ xanh của quả:  vị đắng, cay, tính mát.

Lá:  vị đắng, cay, tính bình.

Vỏ quả:  vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ôn.

Rễ:  vị đắng, cay, tính bình. 

Mứt cam:  vị ngọt, cay, tính ôn. 

Xơ cam:  vị ngọt, đắng, tính bình. 

Hạt cam:  vị đắng, tính bình.

Vỏ cây cam:  vị cay, đắng, tính ôn.

Phần dùng để ăn:  quả.

Phần dùng làm thuốc:  vỏ cam, lá cam, màng trắng trong quả, rễ cam, xơ cam, hạt cam.

 

CÔNG DỤNG

Quả:  nhuận phế sinh tân dịch, lý khí hòa vị, giã rượu, thông tiện.

Rễ cam:  hành khí giảm đau.

Vỏ xanh của quả:  trị xơ gan, giảm đau, phá khí tiêu tích tụ.

Lá cam:  trị xơ gan, giúp hành khí, tiêu đàm, tan kết.

Mứt cam:  tan chất ứ dọng, tiêu đờm. 

Xơ của quả cam:  trị khí hư, tiêu đờm. 

Hạt cam:  lý khí, tán kết, giảm đau.

Vỏ cây cam:  lý khí diều trung, táo thấp hóa đờm.

Trần bì  (vỏ cam dể nơi thoáng mát hoặc phơi ngoài nắng đến khô): hành khí kiện tỳ, táo thấp hóa đờm.

 

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả:  giải khát, trị nấc cụt, màng ngực kết khí, phổi sưng, ho mãn tính, người già ho ra đàm nhiều, giã rượu, trị bệnh tim, bệnh huyết quản, cao huyết áp, ăn không tiêu, chán ăn, táo bón, đau cơ ngực.

Cách dùng:  dùng quả ăn ngay hoặc nấu nước uống .

Dùng ngoài da:  vắt nước thoa lên vết đau.

Vỏ xanh của quả:  chữa trị chứng gan hoạt động trì trệ, cơ mạch phù trướng, bệnh thoát vị bụng, đầy bụng sưng đau, tích khí sưng đau, khí trệ huyết ứ tích tụ thành khối.

Cách dùng: 5 – 10g phần vỏ xanh của cam, 5 – 10g trần bì đem sắc nước uống.

Lá cam:  trị lồng ngực trướng đau, bệnh thoát vị bụng, tắc tuyến sữa, vú nổi bướu.

Cách dùng:  7,5 – 20g lá cam, lá tươi có thể từ 75 – 150g; nấu nước uống hoặc giã nát, vắt lấy nước bôi lên vết thương.

Vỏ quả cam:  trị lồng ngực, dạ dày uất hơi, chán ăn.

Mứt cam:  trị dầy bụng, chậm tiêu, bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, ho, hen suyễn.

Cách dùng:  5 – 10g, sắc nước uống.

Hạt cam:  trị bệnh thoát vị bụng, đau sưng tinh hoàn, đau lưng, tắc sữa.

Cách dùng:  5 – 15g hạt cam nấu nước uống.

Trần bì:  trị tỳ, dạ dày hoạt động trì trệ dẫn đến màng ngực đau nhức, chán ăn, ho nhiều đờm, ngực uất hơi khó chịu.

Rễ:  trị tỳ và dạ dày hoạt động trì trệ, màng ngực sưng đau, đau thoát vị bụng.

Cách dùng:  rễ cam từ 10 – 25g nấu nước uống.

LƯU Ý KHI DÙNG

1. Người có tỳ vị yếu, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn.

2. Người bị thương hàn cảm sốt cũng không nên dùng.

3. Người bị suy nhược cơ thể, cẩn thận khi dùng hạt cam.

4. Lớp vỏ xanh ngoài cùng của cam phá khí rất mạnh, cho nên những người có khí yếu không nên dùng.

 

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin

Carotene(mg) 0.55
B3 (mg) 0.3

B (mg) 0.08
C (mg) 34

B2 (mg) 0.3
Năng lượng (Kcal) 39

3 chất dinh dưỡng chính

Protein 0.9

Chất béo (g) 0.2

Cacbohydrate (g) 11.5

Khoáng chất

Canxi (mg) 35
Kali (mg) 154
Magne (mg)11
Đồng (mg)
0.04

Photpho(mg) 18
Natri (mg) 1.4
Kẽm (mg) 0.08
Selen (μg) 0.3

Sắt (mg) 0.2
Mangan (mg) 0.14
Chất xơ (g) 0.4

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, có khả năng giải độc. Ăn cam thường xuyên có tác dụng làm cho tim gan khỏe mạnh.
  2. Vỏ cam phơi khô trong Đông y gọi là trần bì, là phương thuốc quý giúp dạ dày khỏe mạnh, chống buồn nôn, lợi tiểu, có khả năng ức chế vi khuẩn xâm nhập màng bồ đào, thúc dẩy tim hoạt dộng khỏe mạnh, tăng sức lưu thông của huyết quản, thông ruột và dạ dày, trị ho.
  3. Vitamin B trong vỏ cam có khả năng hỗ trợ mao mạch, cũng có khả năng phòng và trị huyết quản bị vỡ; ngoài ra, vỏ cam còn có tác dụng cầm máu.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CAM

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Phổi bị sưng 1 quả cam tươi, 5 quả táo đỏ Cam rửa sạch rồi bổ ra, để nguyên vỏ cùng với táo đỏ chưng cách thủy 30 phút, mang ra ăn, không ăn vỏ
Người cao tuổi, ho ra nhiều đờm, ho mãn tính 1 quả cam tươi, 2 lát gừng, 2g đường phèn Bổ cam ra làm đôi, rồi để cả vỏ cùng với gừng và đường phèn chưng cách thủy 1 tiếng, ăn cả vỏ cam càng tốt
Giã rượu 2 quả cam tươi Bỏ vỏ, cho vào máy ép lấy nước cốt, thêm một ly nước sôi, khấy đều để uống
Phụ nữ sau khi sinh tắc tuyến sữa, nổi mẩn đỏ gây nóng, đau 20g hạt cam, 30ml rượu gạo. Giã nát hạt cam, thêm rượu và nước đun sôi, dùng để uống vào sáng sớm và chiều tối.
Gan nhiễm mỡ 10g trần bì, 10g hoa hồng, 5 quả táo. Táo bỏ hạt rồi cho vào nồi cùng với hoa hồng và trần bì, nấu sôi lên, lọc lấy nước uống thay trà.
Tinh hoàn sưng đau, thoát vị bụng 40g hạt cam, 12,5g tiểu hồi hương (còn có tên gọi là tiểu hồi). Cho nguyên liệu vào nồi, sắc hai lần, uống vào sáng sớm và chiều tối.
Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu 20 vỏ cam tươi, bỏ vào một túi vải. Ngâm túi đựng vỏ cam vào nước nóng, sau lấy nước tắm.
Giúp dạ dày khoẻ mạnh Vỏ cam từ 5 – 10g, một ít bột gừng, một ít đường cát. Cho tất cả vào ly, pha nước sôi vào để nguội uống.
Đàm đục và đặc, huyết áp cao, chóng mặt mắt mờ (quáng gà) 7,5g vỏ cam khô, một ít trà lá. Sau khi nấu sôi nguyên liệu trên, dùng nước uống thay trà, uống liên tục nhiều ngày.
Tắt tiếng, đau họng 300g vỏ cam. Rửa sạch vỏ cam, nấu nước uống thay trà.
Màng cơ dạ dày sưng đau 5g hoa cam, 5g thần khúc, 5g hồng trà. Cho tất cả vào nước đun sôi, uống 1 thang mỗi ngày.
Hen suyễn nhiều đờm, viêm khí quản mãn tính 10g vỏ cam, 10g củ cải, 5g mù tạt, 10g cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu sôi, chia làm hai lần uống.
Viêm dạ dày mãn tính 15g vỏ cam, 15g gừng tươi. Cho cả hai nguyên liệu vào sắc nước uống, chia làm 2 lần dùng.
Trẻ em ho nhiều đờm 7,5g vỏ cam khô, 12,5g tía tô, 20g củ cải xắt lát, đường đỏ vừa đủ dùng. Vỏ cam, tía tô, củ cải bỏ vào nồi nấu sôi, sau dó thêm đường đỏ vào, nên uống khi còn ấm.
Phụ nữ mang thai buồn nôn, lợm miệng 20g vỏ cam, 20g gừng tươi, 25g đường đỏ. Vỏ cam, gừng tươi rửa sạch, rồi cho vào nồi sắc nước, sau dó cho đường đỏ vào, uống thay trà.