DÙNG THƯỜNG XUYÊN CÓ TÁC DỤNG GIẢM MỆT MỎI, TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ, ỨC CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN

TÍNH VỊ

Thịt quả:  vị ngọt, tính ôn.

Vỏ quả:  vị ngọt, chát, tính ôn.

Hạt:  vị ngọt, chát, tính bình.

Rễ:  vị đắng, chát, tính bình.

Hoa:  vị hơi đắng, ngọt, tính bình.

Phần để ăn:  thịt quả.

Phần dùng làm thuốc:  vỏ quả, hạt, rễ, vỏ cây, hoa, lá.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Thịt quả:  trị thiếu khí huyết, huyết hư, đánh trống ngực, hay quên, mất ngủ, chóng mặt, suy nhược thần kinh, phụ nữ hay khó chịu thời kỳ mãn kinh, đổ mồ hôi, viêm dạ dày, sa dạ dày, tỳ hư, tiêu chảy, phụ nữ bị co giật sau khi sinh, cơ thể yếu, tắt kinh, bị phù sau sinh, chứng bất lực ở nam giới, di tinh, bị bỏng.

Cách dùng:  15 – 25g, sắc nước uống; nếu muốn dùng liều lượng mạnh thì sắc uống khoảng 40g – 75g, cũng có thể ngâm rượu uống.

Hạt:  trị thoát vị, chấn thương gây chảy máu, bệnh lao hạch ở cổ, hôi nách, ghẻ lở, viêm da.

Cách dùng:  5 -15g, sắc nước uống hoặc nghiền thành bột.

Dùng ngoài da:  nướng rồi nghiền thành bột, rắc hoặc bôi lên vết thương.

Vỏ quả:  trị khí hư, chóng mặt; giúp sáng mắt, khứ phong.

CÔNG DỤNG

Thịt quả:  bổ tỳ ích vị, dưỡng huyết an thần, bổ tâm tỳ, bổ máu, bồi bổ trí não.

Lá:  thanh nhiệt giải độc, mau liền sẹo.

Rễ:  khứ phong lợi thấp, thông kinh mạch, điều trị xuất tinh sớm.

Hạt:  lợi khí, giảm đau, cầm máu, hóa thấp.

Vỏ quả:  làm liền vết thương.

Hoa:  giúp vết thương mau lành, lợi tiểu.

Cách dùng:  5 – 15g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da:  nghiền thành bột dể rắc hoặc bôi.

Rễ:  trị kinh nguyệt không đều, bệnh huyết trắng, bệnh đường tiết niệu (nước tiểu đặc như sữa), thận hư, đau lưng, di tinh, loét dạ dày, đau khớp do phong thấp, bệnh lậu (do nhiễm trùng đường tiểu gây ra), bệnh giun chỉ.

Cách dùng:  50 – 75g, sắc nước uống.

Vỏ cây:  trị bệnh khó tiêu ở trẻ nhỏ, trị mụn nhọt.

Cách dùng:  15 – 25g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da:  nấu với nước rửa ngoài da; cũng có thể đem nướng rồi nghiền thành bột để rắc lên vết thương.

Lá:  trị cảm cúm, ngừa cúm, trị viêm ruột, kiết lỵ.

Cách dùng:  20 -25g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da:  giã nát để đắp.

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Người bị đờm, âm trệ nên cẩn thận khi ăn quả.
  2. Người bị táo bón, âm hư không nên ăn.
  3. Thai phụ, những người bị nhiệt, cảm lạnh, tiêu hóa không tốt nên thận trọng khi dùng.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin A (μg)
B6 (mg)
Carotene (mg)
B3 (mg)
106
0.2
0.02
1.3
B1(mg)
C (mg)
B9 (μg)
0.01
43
20
B2 (mg)
B7 (μg)

Năng lượng (Kcal)

0.14
20

70

3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 1.2 Chất béo (g) 0.1 Cacbohydrate (g) 16.2
Khoáng chất Canxi (mg)
Kali (mg)
Kẽm (mg)
Đồng (mg)
6
248
0.4
0.1
Sắt (mg)
Natri (mg)
Selen (μg)
0.2
3.9
0.83
Phốt pho (mg)
Mg (mg)

Chất xơ (g)

30
10

0.4

THÔNG TIN BỔ SUNG

Nhãn có tác dụng bổ máu, an thần, có tác dụng nhất định trong việc điều trị chứng hồi hộp làm tim đập nhanh, ức chế bệnh dịch tả do vi khuẩn hình que gây ra; tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì có thể dễ dẫn đến chảy máu cam. Sau khi ăn nhãn nên uống ít nước dể tránh bị đầy hơi. Người hay bị chảy nước mũi nên hạn chế ăn.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ NHÃN

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Chống lạnh, tăng cường thể lực 15g thịt nhãn, 10g nhân sâm. Cho nguyên liệu vào 1 chén rưỡi nước sắc còn 8 phần để dùng.
Khí huyết hư, sa dạ dày 15g thịt nhãn, 15g đường trắng. Cho các nguyên liệu vào một lượng nước vừa đủ, hầm ăn, dùng liên tục trong 10 ngày.
Tắt kinh ở phụ nữ 40g thịt nhãn, 5 quả táo ta. Thêm lượng nước vừa đủ, hầm ăn.
Tỳ hư, tiêu chảy 15 quả nhãn, 20g hạt sen, 3 lát gừng tươi. Nhãn lột vỏ, bỏ hạt, hạt sen bỏ tim, thêm lượng nước vừa đủ, hầm đến khi chín nhừ, sáng tối mỗi buổi dùng 1 lần, dùng liên tục trong 1 tuần.
Chứng đau nửa đầu do thiếu máu 40g thịt nhãn, 1 quả trứng gà, đường trắng vừa đủ dùng. Cho nguyên liệu vào nấu canh uống.
Phụ nữ thể trạng yếu sau khi sinh 50g thịt nhãn, 10g đương quy, 250g thịt gà. Thêm lượng nước vừa đủ vào hầm ăn.
Chán ăn, tỳ hư, tiêu chảy 20g thịt nhãn, 10g bạch truật (dùng rễ khô), 250g thịt gà. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống; dùng vào mỗi buổi sáng, tối.
Ghẻ lở ngoài da, nấm da đầu Hạt nhãn vừa đủ dùng, một ít giấm gạo. Nghiền thành dạng sệt, bôi lên vết thương.
Thiếu máu 50g thịt nhãn, 10 quả táo ta. Rửa sạch hai nguyên liệu, bỏ hạt, cho vào nồi, thêm 120 ml nước, nấu đến sôi rồi tiếp tục dùng lửa nhỏ đun thêm 15 phút là được.
Ra mồ hôi trộm Cách 1:  25g thịt nhãn, 40g lúa mì, 10 quả táo ta.
Cách 2:  50g thịt nhãn, 50g nho khô.
Cách 1:  Nguyên liệu rửa sạch, cho lượng nước vừa đủ, nấu chín ăn.
Cách 2:  Sắc với nước để uống. Vị thuốc này còn có tác dụng ích khí dưỡng huyết, an thần, ngăn tiết mồ hôi.
Chứng ra nhiều mồ hôi 50g thịt nhãn, 50g tim heo. Thêm lượng nước vừa đủ vào nguyên liệu, nấu nhừ, mỗi ngày dùng 1 lần.
Bồi bổ gan, thận, làm mạnh gân cốt 40g thịt nhãn, 75g ngưu tất, 25g đào nhân, 2 chai rượu đế. Cho các vị thuốc vào ngâm rượu khoảng 30 ngày là có thể dùng, mỗi ngày uống 30 ml vào buổi sáng, tối.
Gan thận hư, đau lưng, ù tai 300g thịt nhãn, 300g lát sơn trà, 40g táo ta, 50g đường nâu (loại chưa qua tinh chế), 2 chai rượu nếp. Cho tất cả các vị thuốc vào ngâm rượu khoảng 15 ngày là có thể dùng, uống 30 – 50 ml vào buổi tối trước khi ngủ.
Lưu ý: những người bị nóng gan, nhiệt trong người, cao huyết áp không nên dùng.
Cơ thể suy yếu sau khi khỏi ốm, thiếu máu, tim đập nhanh, ăn không ngon 300g thịt nhãn, 30g hoài sơn, 1 con ba ba (khoảng 500g). Trước tiên làm sạch ba ba, thêm lượng nước vừa đủ, hấp chín nhừ với nhãn và hoài sơn, ăn mỗi ngày 1 lần.
Hoa mắt chóng mặt 25g thịt nhãn, 15g hoài sơn, 15g ngũ vị tử, 15g táo chua, 10g đương quy. Cho tất cả nguyên liệu vào nấu với nước, sáng tối mỗi buổi dùng 1 lần.