CHỨA NHIỀU VITAMIN C VÀ CÓ TÁC DỤNG GIẢI KHÁT

TÍNH VỊ

Quả:  vị chua, tính mát.

Hạt:  vị đắng, tính bình.

Vỏ quả:  vị chua, cay, tính ôn.

Lá:  vị cay, ngọt, tính ôn.

Phần để ăn:  nước cốt, thịt quả.

Phần dùng làm thuốc:  hạt, vỏ quả, lá, hoa, rễ.

CÔNG DỤNG

Quả:  sinh tân dịch, giải khát, lợi phế nhuận hầu, khai vị kiện tỳ, giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm, hạ lipid trong máu, chống viêm.

Lá:  tiêu đờm trị ho, tốt cho dạ dày và phổi, trị tiêu chảy, trị các bệnh nhẹ và làm ấm cơ thể.

Hạt:  giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.

Vỏ quả:  giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, tốt cho dạ dày.

Rễ:  hành khí hoạt huyết, giảm đau, trị ho.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Thịt quả:  trị ho đờm do phế nhiệt, khó thở khi ho, trướng bụng, tiêu chảy, ăn không ngon, ngừa say nắng, giải khát, tức ngạt và khó chịu ở vùng ngực, chấn thương do trật đả, viêm họng, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Lá:  viêm phế quản mãn tính, trướng bụng, ho nhiều đờm, khó thở.

Cách dùng:  15 – 29g, sắc nước uống.

Rễ:  trị đau dạ dày, thoát vị, ho, chấn thương do trật đả.

Cách dùng:  20 – 40g, sắc nước uống.

Vỏ quả:  trị tỳ vị khí trệ, ăn không ngon, bụng trướng đau.

Cách dùng:  15 – 20g, sắc nước uống.

Hoa:  trị chóng mặt do cao huyết áp.

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Người bị cảm cúm, sốt, ho nên dùng với lượng vừa phải.
  2. Người mắc các bệnh dạ dày, loét tá tràng, dạ dày tiết nhiều axit, bị sâu răng, bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng.
  3. Người bị bệnh cao huyết áp có thể dùng thường xuyên.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin A (μg)
B6 (mg)
Carotene (mg)
B3 (mg)
106
0.2
0.02
1.3
B1(mg)
C (mg)
B9 (μg)
0.01
43
20
B2 (mg)
B7 (μg)

Năng lượng (Kcal)

0.14
20

70

3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 1.2 Chất béo (g) 0.1 Cacbohydrate (g) 16.2
Khoáng chất Canxi (mg)
Kali (mg)
Kẽm (mg)
Đồng (mg)
6
248
0.4
0.1
Sắt (mg)
Natri (mg)
Selen (μg)
0.2
3.9
0.83
Phốt pho (mg)
Mg (mg)

Chất xơ (g)

130
10

0.4

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Chanh có tác dụng rõ rệt trong việc điều trị các chứng chán ăn, thiếu vitamin C, say nắng, háu nước, nôn mửa do nóng bức vào mùa hè…
  2. Chanh có vị chua, do vậy khi dùng nên cho lượng nước ép vừa phải pha với nước lạnh và đường trắng, uống vào sẽ trị say nắng, sinh tân dịch, giảm mệt mỏi, giúp an thần.
  3. Chanh để nguyên vỏ cắt lát, rắc thêm đường trắng, rồi ngâm nước nóng để uống, dùng thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh tim mạch.

CÁCH LÀM RƯỢU CHANH

NGUYÊN LIỆU:  500g chanh tươi, 500g đường phèn, 3 chai rượu.

CÁCH DÙNG:  Chanh rửa sạch, cắt đôi, một nửa để nguyên vỏ cắt làm tư, nửa còn lại bỏ vỏ vắt lấy nước; sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ngâm khoảng 1 tháng (hay 20 ngày) là dùng được, không nên để quá lâu vì sẽ làm giảm độ chua và mùi thơm của rượu.

Lưu ý: Rượu chanh có thể dùng cùng với những thức uống khác, như hòa cùng với những loại rượu thuốc khác (tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng khi pha). Loại rượu này có thể dùng trước hay sau khi ăn đều được, riêng đối với những người dạ dày tiết nhiều axit thì nên uống ít.

CÔNG DỤNG:  Làm tan mệt mỏi, giữ vẻ trẻ trung, giúp sảng khoái tinh thần, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHANH

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Cao huyết áp, máu đục 1 quả chanh, đường trắng. Chanh bỏ vỏ, vắt lấy nước, pha với nước và đường trắng để uống.
Ho nhiều đờm 1 quả chanh tươi, đường phèn vừa đủ dùng. Cho cả hai vào chưng cách thủy đến chín nhừ; sáng, tối mỗi buổi dùng 1 lần.
Mệt mỏi do lao lực quá dộ 30g hạt chanh (loại hạt khô), 30 ml rượu nếp. Hạt chanh nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 3g cùng với rượu nếp, nên dùng trước khi đi ngủ.
Tích nhiệt, khát nước do uống quá nhiều rượu 75g chanh, 300g mía. Mía róc vỏ, ép lấy nước; chanh ép lấy nước, pha chung uống.
Nhồi máu cơ tim do cao huyết áp 1 quả chanh, 10 hạt dẻ. Cho cả hai nguyên liệu vào nấu với nước uống, dùng thường xuyên sẽ có tác dụng rõ rệt.
Viêm phế quản mãn tính do trong nóng ngoài lạnh 20g lá chanh, 20g phổi heo, một ít muối ăn Phổi heo rửa sạch cắt khối, thêm lá chanh vào để nấu canh, nêm thêm muối cho vừa miệng, mỗi ngày dùng 1 lần.
Chóng mặt do cao huyết áp 20g hoa chanh, 15g hoa tuyền phúc Cho cả hai nguyên liệu vào sắc nước uống, chia ra 2 lần dùng, tốt nhất nên dùng sau khi ăn.
Lưu thông kinh mạch và máu huyết, làm đẹp 4 quả chanh tươi, 1 quả táo dỏ, 1 chai rượu nếp. Chanh bỏ vỏ, cắt lát; táo bỏ phần lõi, cắt lát; cho cả hai vào bình ngâm với rượu nếp khoảng 90 ngày trở lên, mỗi lần dùng 30 – 60ml.
Viêm tuyến vú 1 – 2 quả chanh. Chanh vắt nước, bôi ngoài da.