Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

TÍNH VỊ

Quả:  vị ngọt, tính bình.

Củ, rễ:  vị ngọt, tính bình. 

Phần dùng để ăn:  quả chín.

Phần dùng làm thuốc:  cây tươi, hạt quả đu đủ chín.

 

LƯU Ý KHI DÙNG

1. Ăn nhiều đu đủ sẽ sinh trướng khí, bệnh tả.

2. Đu đủ vừa chín tới rất thích hợp cho người tiêu hóa không tốt.

3. Trong hạt đu đủ có thành phần làm hư thai, thai phụ nên cẩn thận khi dùng.

 

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Đu đủ:  có tác dụng hóa thấp, điều trị kinh mạch không lưu thông dẫn đến đau nhức, tê liệt, co duỗi khó khăn; còn có tác dụng giảm sưng khớp và hỗ trợ tiêu hóa; điều trị cao huyết áp, lượng mỡ trong máu cao, các bệnh về tim, viêm dạ dày, thiếu sữa; chữa trị chứng béo phì, tiêu hóa không tốt; kiện tỳ, bổ gân cốt, thanh nhiệt, giải khát, giải độc, giảm sưng, giải rượu.

Cách dùng:  15 – 25g, sắc nước uống hoặc ăn sống.

Dùng ngoài da:  giã nát quả tươi để xoa bóp.

Lá:  trị sưng đau.

Dùng ngoài da:  ép lấy nước xoa bóp hoặc nghiền nát rồi đắp lên chỗ đau.

Thân:  giải độc, chữa lành xương gãy, mụn nhọt lở loét gây sưng tấy.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin

A (μg) 145

B6(μg) 0.01

B7(μg) 38

B1 (mg) 0.02

C (mg) 50

Carotene (mg) 0.87

B5 (mg) 0.42

B2 (mg) 0.04

(mg) 0.3

Năng lượng (kcal)

3 chất dinh dưỡng chính

Protein (g) 0.4

Chất béo (g) 0.1

Cacbohydrate (g) 6.2

Khoáng chất

Canxi(mg) 17 

Kali (mg) 18
Magne(mg) 9
Selen (μg) 1.8

Sắt (mg) 0.2
Natri (mg) 28
Kẽm (mg) 0.25
Đồng (mg) 0.03

Photpho (mg) 12

Chất xơ (g) 0.8

THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Đu đủ có tác dụng kiềm chế trung khu thần kinh bị tê liệt, trúng độc, kháng ung thư và bệnh huyết trắng. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng dưỡng khí.

2. Chất xúc tác protein trong đu đủ có thể trợ giúp tiêu hóa protein, có tác dụng đối với những trường hợp tiêu hóa chậm hay bị viêm dạ dày; đu đủ còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời có thể tiêu diệt và kìm hãm các loại ký sinh trùng.

3. Quả đu đủ chín ngoài việc dùng để chữa bệnh ngoài da, còn có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hoặc táo bón rất tốt.

4. Đu đủ và các loại hải sản tươi sống kỵ nhau:

Đu đủ có chất protein, đặc biệt có khả năng phân giải các chất lên men, loại bỏ chất béo có trong các loại thịt và cả lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Hơn nữa, thịt đu đủ còn có ưu diểm là làm thuốc tẩy ruột, có thể làm giảm thiểu các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể, do dó không nên ăn cùng với các loại hải sản như cá biển, tôm biển.

5. Đu đủ có tác dụng bổ trợ cho sữa bò:

Sữa bò là thực phẩm thiết yếu để làm đẹp, nếu dùng chung với đu đủ sẽ rất tốt.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ ĐU ĐỦ

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Phụ nữ thiếu sữa sau khi sinh 250g đu đủ xanh, 1cái móng heo. Hầm đu đủ chung với móng heo; mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 3 ngày.
Đau dạ dày, viêm dạ dày 150g đu đủ mỏ vịt, đường phèn vừa đủ dùng. Rửa đu đủ thật sạch, xắt thành lát, thêm đường vào nấu chín để ăn.
Bệnh tim, khó thở 2g hạt đu đủ chín. Phơi khô hạt đu đủ rồi đem nghiền nát, mỗi lần uống 1g pha với nước đun sôi, uống 2 lần/ngày.
Nấm ngoài da, ghẻ lở, hắc lào 1 trái đu đủ mỏ vịt, 30ml giấm gạo, 40g muối ăn. Trước tiên giã nát đu đủ rồi cho giấm gạo và muối ăn vào, sau dó trộn đều, vắt lấy nước, đem thoa lên vết thương.
Hỗ trợ tiêu hóa, giúp dạ dày khỏe mạnh 1 trái đu đủ, 200g dứa, 100ml sữa bò, 1 muỗng nhỏ mật ong. Rửa sạch đu đủ và dứa, đu đủ gọt vỏ bỏ hạt, dứa gọt bỏ vỏ và cùi; sau đó cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay xong có thể dùng.
Bị chuột rút khi ngủ Cách 1:  50g du dủ, 50g bổ cốt chỉ (còn gọi là phá cốt chỉ, hắc cố tử, hạt đậu miêu), 1chai rượu gạo.
Cách 2:  50g du dủ, 40g bạch thược (bạch thược dược), 15g ngưu tất (còn có tên cỏ xước), 15g cam thảo sao mật ong.
Cách 1:  Cho rượu vào ngâm với đu đủ và bổ cốt chỉ khoảng 10 ngày. Mỗi buổi tối uống 1 ly nhỏ.
Cách 2:  Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm lượng nước thích hợp nấu chín; chia 2 lần dùng trong ngày.
Lạnh dạ dày, dau dạ dày 650g đu đủ, 40g gừng tươi, 500ml giấm gạo. Đu đủ gọt vỏ, xắt vuông, gừng xắt miếng; tất cả bỏ vào nồi đất nấu chín, mỗi ngày ăn 2 lần vào sáng sớm và buổi tối; nên ăn thường xuyên.
Tạo máu mới, cường tinh 124g đu đủ, 400g đường cát, 1 lít rượu. Đu đủ rửa sạch, xắt nhỏ; cho tất cả nguyên liệu vào hũ lớn ngâm rượu khoảng 4 – 5 ngày là có thể mang ra dùng. Uống trước khi di ngủ sẽ giúp ngủ ngon, trước khi ăn cơm sẽ giúp tiêu hóa tốt.
Bệnh đau lưng 1 trái đu đủ chưa chín muồi, rượu trắng nguyên chất một lượng thích hợp. Vạt đầu đu đủ lấy hết hạt ra rồi cho rượu vào và đậy nắp trái đu đủ lại, sau dó cho vào nồi nấu. Nấu chín rồi lấy nước trong trái đu đủ uống hoặc thoa lên eo lưng.
Bệnh giun sán Đu đủ vừa chín tới, xắt thành miếng nhỏ. Mỗi lần ăn 9g, ăn vào sáng sớm khi bụng còn đói.
Nấm ở trẻ em Đu đủ chưa chín vừa đủ dùng, phơi khô. Lấy đu đủ nghiền thành bột, rồi rắc lên vết nấm; mỗi ngày rắc 2 – 3 lần.
Gãy xương Hoa đu đủ đực, rễ, lá, mỗi loại 75g; 5 con cua. Giã nát các nguyên liệu trên rồi bó vào chỗ xương gãy.
Chân bị ghẻ lở 50 – 100g đu đủ, 50g cam thảo. Cho nguyên liệu vào nồi đun sôi, lọc lấy nước, đợi khi nguội dùng để rửa chân khoảng 5-10 phút; mỗi ngày một lần.
Cổ họng sưng tấy, buồn nôn 200g du dủ xanh, 10g hoa cúc trắng, 40g đường phèn. Đu đủ gọt bỏ vỏ xắt sợi, cho vào túi lọc cùng với hoa cúc trắng và đường phèn rồi đun với lửa lớn, sau dó riêu nhỏ khoảng 20 phút. Nấu xong, cho vào tủ lạnh để ăn dần.