CHUỐI

PHÒNG TÁO BÓN, GIẢM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ

TÍNH VỊ

Quả :  vị ngọt, tính hàn mát. 

Củ, rễ :  vị ngọt, tính hàn. 

Phần dùng dể ăn:  quả.

Phần dùng làm thuốc: vỏ quả, cuống quả, hoa, lá, gốc rễ, thân.

 

CÔNG DỤNG

Ăn sống:  nhuận phế giảm khát.

Quả khô:  thông huyết mạch, bổ xương tủy.

Quả chín:  dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch giải khát, thanh nhiệt ích âm, nhuận phế, trơn ruột.

 

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả:  nhuận trường, hạ huyết áp, trị táo bón, trị trĩ ra máu, phòng trúng gió, các bệnh về nhiệt, khô và đau họng, phổi nóng ho suyễn, giải rượu.

Cách dùng:  1- 4 quả, ăn sống hoặc luộc chín.

Hoa:  trị đau dạ dày.

Lá:  tiêu đờm giảm đau.

Nước ép:  trị bỏng.

Củ, rễ:  thanh nhiệt mát máu, giải độc, trị các chứng nhiệt bệnh, khó chịu trong người, tiểu ra máu, nhọt, phòng bạch hầu, phổi nhiệt ho đờm.

Cách dùng:  40 – 75g, sắc hoặc giã lấy nước uống.

Dùng ngoài da:  giã nát hoặc ép lấy nước bôi lên vết thương.

 

LƯU Ý KHI DÙNG

1. Người có lượng axit trong dạ dày quá cao không nên ăn chuối.

2. Người suy giảm chức năng thận và viêm thận mãn tính không nên dùng.

3. Củ chuối ăn nhiều làm lạnh khí, những người tỳ vị yếu không nên dùng.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin A (Mg) [1] B6 (mg) [2 Carotene(mg)
B3 (mg)
56
0.38
60
0.57
Bl (mg)
C (mg) B9 (Mg) B7 (mg)
0.02
3
26
76
B2 (mg)
E (mg)
B5 (mg)
Năng lượng (Kcal)
0.04
0.5
0.7
89
3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 1.5 Chất béo (g) 0.2 Cacbohydrate (g) 20.3
Khoáng chất Canxi (mg)
Kali (mg)
Selen (Mg)
32
472
1.02
Sắt (mg)
Natri (mg)
Kẽm (mg)
Đồng (mg)
0.4
0.4
0.17
0.14
Photpho (mg)
Magne (mg)
Chất xơ (g)
3l
25
1.4

THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Chuối có hàm lượng natri thấp, không có cholesterol; do đó dùng thường xuyên không sợ béo phì. Chuối càng chín kỹ (trên vỏ xuất hiện nhiều chấm đen) thì tính miễn dịch càng cao.

2. Chuối có tác dụng làm giảm huyết áp, rất thích hợp với người bị cao huyết áp, đại tiện khô kết, bị trĩ ra máu.

3. Vỏ chuối có tác dụng ức chế vi khuẩn nấm và trực khuẩn.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHUỐI

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Cao huyết áp, phòng tràn máu ngực 75g cuống chuối hoặc vỏ chuối. Cho vào 3 chén nước sắc còn 1 chén uống.
Ngứa da, gãi có mẩn đỏ Vỏ chuối (lớp vỏ ngoài). Dùng vỏ chuối chà lên chỗ cần điều trị, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Mụn nhọt 1 quả chuối chưa chín. Để nguyên vỏ giã nát, bôi ngoài da.
Trĩ, đi tiện ra máu gây đau 2 quả chuối ương ương (nửa chín nửa xanh). Để nguyên vỏ, cho vào nồi nấu nhừ ăn; sáng, tối mỗi buổi 1 lần.
Phế nhiệt, ho 3 quả chuối chín. Để nguyên vỏ hầm nhừ ăn, mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng, tối.
Giải rượu 100g vỏ chuối. Sắc nước uống.
Phong nhiệt, đau răng 2 vỏ chuối, đường phèn vừa đủ dùng. Vỏ chuối rửa sạch, cùng với đường phèn cho vào nồi, thêm lượng nước vừa phải nấu uống.
Bệnh bạch hầu (là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây theo đường hô hấp, gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi…) 100g vỏ chuối. Vỏ chuối rửa sạch, cho nước vào nấu uống; mỗi ngày dùng 3 lần.
Phòng bệnh bạch hầu 40g rễ chuối, 20g cúc nhám (cúc lá nhám). Cho nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 – 2 lần.
Bệnh cao huyết áp 50g vỏ chuối, 40g hạ khô thảo [3] , 75g rau chân vịt. Cho nguyên liệu vào lượng nước vừa phải sắc uống.
Ung thư bàng quang Chuối, táo mỗi thứ lượng vừa đủ dùng. Dùng kết hợp thường xuyên sẽ có tác dụng.
Táo bón ở trẻ nhỏ 2 quả chuối, 5g đường phèn. Chuối bỏ vỏ, cho đường phèn vào chưng lên; mỗi ngày dùng 2 lần, dùng liên tục trong 1 tuần.
Viêm nang lông ở vùng đầu Lá và rễ chuối tiêu tươi vừa đủ dùng. Rửa sạch lá và rễ, giã nát lấy nước bôi.
Lượng cholesterol cao 50g cuống chuối. Rửa sạch, cắt lát rồi cho vào ly, cho nước sôi vào pha như trà uống, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục 20 ngày.
Ho lâu ngày 2 quả chuối, đường phèn vừa đủ dùng. Bỏ vỏ bằm nhỏ, cùng với đường phèn cho vào nồi chưng, mỗi ngày dùng 1 lần, dùng liên tục trong 7 ngày.
Tiểu tiện xót, có máu 150g rễ chuối tươi, 40g hạn liên thảo (còn gọi là cỏ mực, cỏ nhọ nồi). Cho nguyên liệu vào sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần dùng.

[1] jug: microgram = 1 phần triệu gram

[2] mg: miligram = 1 phần ngàn gram

[3]Hạ khô thảo: là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 – 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài.