TÍNH VỊ
Thịt quả: vị ngọt, tính hàn.
Nước quả: vị ngọt, tính mát.
Vỏ dưa hấu: vị ngọt, tính mát.
Rễ lá hoặc dây: vị nhạt, hơi đắng, tính mát .
Hạt dưa: vị ngọt, tính bình.
Vỏ hạt dưa: vị nhạt, tính bình.
Bột dưa: vị mặn, tính hàn.
Phần dùng để ăn: thịt quả dưa hấu.
Phần dùng làm thuốc: vỏ dưa (cả lớp vỏ xanh lẫn lớp vỏ trắng), hạt dưa.
CÔNG DỤNG
Vỏ dưa: thanh nhiệt, giảm nóng, giải khát, lợi tiểu.
Hạt dưa: bồi bổ cơ thể, có lợi cho ruột.
Thịt dưa: thanh nhiệt, giảm nóng, tiêu trừ phiền muộn, giải khát, lợi tiểu, bổ phổi, giải độc, hạ huyết áp.
Rễ lá: thanh lọc cơ thể.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Thịt dưa hấu: trị viêm gan, viêm thận, phù thũng, nóng trong mùa hè, hay khát, huyết áp cao, bệnh hoàng đản, viêm mật, ho, hen suyễn, tiêu tiểu ra máu vàng đỏ, miệng lưỡi bị lở, phát sốt.
Vỏ dưa hấu: trị viêm thận cấp tính; phù thũng; gan cứng; bụng ứ nước, sưng; huyết áp cao; trẻ em nóng bức vào hè.
Cách dùng: 15 – 50g vỏ dưa, mang nấu nước uống hoặc sao khô rồi nghiền nát để uống.
Dùng ngoài da: nấu hoặc ép lấy nước thoa lên vết thương.
Hạt: trị táo bón ở người lớn tuổi và thai phụ.
Cách dùng: 15 – 25g, sắc nước uống, cũng có thể ăn sống hoặc rang chín.
Phấn dưa: trị cổ họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét.
Rễ, lá và dây: trị tả, kiết lỵ, bị bỏng, viêm mũi.
Cách dùng: 15 – 40g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: giã lấy nước thoa lên vết đau.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Người có các triệu chứng như: tiêu chảy làm bụng đau, tỳ vị hư hàn, thiếu máu, toàn thân sưng phù, bài tiết chậm không nên ăn dưa hấu.
2. Không ăn chung dưa hấu với măng cụt.
3. Người có miệng lưỡi bị lở, tiểu đường, bắt đầu có dấu hiệu cảm sốt không nên dùng dưa hấu.
4. Người có ruột, dạ dày lở loét, phong thấp cũng không nên ăn nhiều.
THÔNG TIN BỔ SUNG
- Trong dưa hấu có hàm lượng đường và kali, muối giúp lợi tiểu và tiêu sưng, có công hiệu chữa trị bệnh viêm thận, có hàm lượng enzym làm cho protein không hòa tan, tăng cường dinh dưỡng cho người viêm thận. Đồng thời, dây là loại thực phẩm có khả năng giảm huyết áp, có tác dụng với người bị xơ gan, ứ nước trong bụng…
- Vỏ dưa hấu ngọt mát, có thể tiêu nóng giải khát, lợi tiểu, có tác dụng tốt với người bị tiểu dường, miệng lưỡi lở, cao huyết áp, viêm thận thủy thũng, đái dắt.
- Lưu ý: thịt dê và dưa hấu kỵ nhau.
Y học nhận định rằng, sau khi ăn dưa hấu nếu ăn thịt dê sẽ bị tổn thương nguyên khí, bởi vì thịt dê có vị ngọt tính nhiệt, còn dưa hấu thì có tính hàn, việc ăn dưa hấu sẽ làm cho chất bổ dưỡng của thịt dê giảm mất. Đối với những người có bệnh dương hư hoặc tỳ hư rất dễ dẫn đến tình trạng tỳ và dạ dày rối loạn. Nếu rơi vào trường hợp trên, có thể dùng cam thảo nấu uống dể giải độc.
- Dưa hấu và bạc hà, trà xanh có tác dụng bổ trợ nhau:
Dưa hấu với trà xanh có khả năng kích thích tiết nước bọt, còn bạc hà có khả năng làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DƯA HẤU
NGUYÊN LIỆU | CÁCH DÙNG | ||
Nôn ra máu, đi tiêu ra máu | 100g vỏ dưa hấu xanh, 50g đường phèn. | Đun sôi vỏ dưa hấu, thêm đường phèn vào cho vừa miệng. | |
Viêm thận cấp tính, phù sưng | 50g vỏ dưa hấu xanh, 40g đậu đỏ, 75g rễ tranh tươi. | Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 5 chén nước, sắc còn lại 2 chén, uống vào buổi sáng và tối. | |
Bệnh cao huyết áp | 50g vỏ dưa hấu, 50g râu bắp, 40g câu đằng [1] | Tất cả nguyên liệu cho vào nồi và thêm 6 chén nước sắc còn 3 chén, chia làm 3 lần để uống. | |
Táo bón ở người già | 25g nhân hạt dưa, 25g mật ong. | Giã nát nhân hạt dưa, cho mật ong và lượng nước thích hợp vào nhào; sau đó đun nóng 3 phút, mỗi ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 3 ngày liền. | |
Nhiệt gây khô miệng, dạ dày nóng, miệng đắng và hôi | 250ml nước dưa hấu ép. | Mỗi ngày uống 1 – 2 lần. | |
Bệnh hoàng đản (một chứng bệnh mà triệu chứng thường gặp là da vàng, nước tiểu vàng đậm) | 50g vỏ dưa hấu, 50g rễ tranh, 50g đậu đỏ. | Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước sắc, chia ra uống nhiều lần. | |
Giúp giảm thành phần đường, khỏe tỳ vị | 25g vỏ dưa hấu, 25g vỏ bí đao, 30g cà chua, 75g táo. | Rửa sạch các nguyên liệu trên, xắt vuông, thêm nước vào nấu chín làm món ăn. | |
Khàn tiếng | 100g vỏ dưa hấu, 25g hoa cúc trắng, 30g đường phèn. | Cho nguyên liệu trên vào một lượng nước vừa phải, đun sôi, uống vào buổi sáng và tối. | |
Sâu răng, đau nhức răng | 75g vỏ dưa hấu, rượu gạo một lượng thích hợp. | Lấy vỏ dưa ngâm rượu từ 7 – 10 ngày. Lúc đau răng lấy ra xắt nhỏ và nhét vào vết sâu ăn mỗi ngày 3 lần. | |
Phong nhiệt, cảm sốt, sưng đau họng | 650g dưa hấu, 250g cà chua. | Bỏ vỏ dưa và hạt, sau đó cho hai nguyên liệu vào máy xay sinh tố, ép lấy nước uống. | |
Mắt hay bị quáng gà | 75g vỏ dưa hấu, 25g táo chua, 25g râu bắp. | Cho nguyên liệu vào nồi sắc nước, chia làm 2 lần uống. | |
Gan xơ cứng, bụng truớng nuớc | 1 trái dưa hấu mới chín khoảng 1,25kg; tỏi tím vừa đủ dùng. | Vạt mặt khoét ruột dưa hấu, lấy hết thịt và hạt dưa bỏ, tỏi lột bỏ vỏ, đặt đầy trong vỏ dưa rỗng, rồi đậy nắp quả dưa lại, lấy tăm xăm đều xung quanh quả dưa. Sau đó bỏ quả dưa vào nồi chưng cách thủy 2 tiếng thì mang ra chia dưa và tỏi làm 3 – 5 lần ăn; nên ăn trong một ngày cho hết, nhớ ăn nóng, cách vài ngày lại làm tiếp để ăn. | |
Viêm gan cấp tính | 150g lá mã đề, 250g vỏ dưa hấu, mật ong vừa đủ dùng. | Trước tiên cho lá mã đề và vỏ dưa hấu vào nồi, thêm nước vào nấu sôi, sau đó hòa mật ong vào cho vừa miệng rồi dùng, mỗi ngày 2 lần. | |
Kinh nguyệt ra quá nhiều | 15g hạt dưa sấy khô. | Nghiền hạt dưa thành bột mịn rồi dùng nước sôi pha uống, vào buổi sáng và tối. | |
Bị bỏng | Vỏ dưa hấu phơi khô một lượng vừa đủ dùng. | Vỏ dưa hấu nghiền thành bột, cho vào lọ, thêm ít dầu cải, dầu vừng trộn đều, đắp lên vết bỏng. |
[1] Câu đằng: là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng.