TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt, hơi chua, tính ôn bình .
Hạt: vị ngọt, đắng, tính bình.
Lá: vị ngọt, tính mát.
Vỏ cây: vị ngọt, tính hơi hàn.
Phần dùng để ăn: quả.
Phần dùng làm thuốc: hạt, vỏ rễ, lá hoa.
CÔNG DỤNG
Quả: lợi dạ dày, sinh tân dịch, giải khát.
Lá: điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải khát.
Hạt quả: hành khí, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: chống buồn nôn, lợi tiểu, giảm huyết áp, phòng ngừa ung thư, giảm viêm, hành khí kiện tỳ, chống ho.
Cách dùng: ép lấy nước uống, dùng với lượng vừa phải.
Hạt: tẩy giun, trị thoát vị bụng, ký sinh trùng đường ruột.
Cách dùng: dùng 10 – 15g sắc nước uống hoặc nghiền thành bột.
Lá: trị đầy hơi, đau bụng, trị ngứa, bệnh cam tích, cầm máu, tiêu thũng.
Cách dùng: 15 – 40g, sắc nước uống.
Vỏ cây: trừ nhiệt nóng, cầm máu, trị các chứng lở loét.
Cách dùng: 50 – 150g, sắc nước uống.
Hoa: giảm viêm, trị dạ dày hư nhược, họng khô miệng khát, chóng mặt buồn nôn, cao huyết áp, động mạch xơ cứng, tắc kinh, nôn mửa, buồn phiền.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Vitamin
A(μg) 1342
B6 (mg) 0.13
B7(μg) 12
Carotene (mg) 8.05
B5(mg) 0.22
C (mg) 23
B9(mg) 84
B3(mg) 0.3
B2(mg) 0.04
E(mg) 1.21
Năng lượng (kcal) 32
3 chất dinh dưỡng chính
Protein (g) 0.6
Chất béo (g)0.2
Cacbohydrate (g) 7
Khoáng chất
Canxi (mg) 15
Kali (mg)138
Magie(mg)14
Sắt(mg)0.2
Natri(mg)2.8
Photpho (mg) 11
Chất xơ(g) 1.3
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Những người bị viêm thận nên thận trọng khi ăn xoài.
2. Ăn xoài nhiều có thể dẫn đến viêm thận.
3. Xoài kỵ với tỏi, thực phẩm cay, nên tránh nếu không có thể mắc bệnh vàng da.
4. Xoài cũng dễ gây táo bón, do đó những người bị bí đại tiện không nên dùng, nếu dùng kết hợp với mật ong sẽ tốt hơn.
THÔNG TIN BỔ SUNG
- Xoài tính ngọt, chua, mát, có thể dưỡng âm, kiện tỳ khai vị, chống nôn mửa, giúp ăn ngon.
- Chất Glucoxit trong quả xoài có tác dụng trừ đờm, trị ho đối với bệnh viêm khí quản mãn tính. Xoài giàu vitamin A, vitamin C, thích hợp trong việc điều trị các bệnh như viêm dạ dày mãn tính, tiêu hóa không tốt, buồn nôn. Quả xoài còn có tác dụng phòng cảm cúm và ngăn ngừa khối u.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ XOÀI
NGUYÊN LIỆU | CÁCH DÙNG | |
Răng lợi chảy máu | 1 – 2 quả xoài tươi. | Mỗi ngày ăn 1 lần (ăn cả vỏ lẫn thịt quả). |
Bệnh mẩn ngứa, viêm da | 200g vỏ quả xoài. | Nấu nước đặc, tắm rửa chỗ cần điều trị, mỗi ngày 3 lần. |
Ho đờm nhiều; đầy bụng khó tiêu; ngực, bụng căng tức | 1 quả xoài tươi. | Bỏ hạt, ăn thịt và vỏ quả, mỗi ngày 3 lần. |
Cơ bắp bị phù thũng nhẹ | 25g vỏ xoài, 40g nhân hạt xoài. | Sắc nước uống, mỗi ngày 1 lần. |
Viêm tinh hoàn, thoát vị bụng | 20g hạt xoài, 20g hạt long nhãn, 20g hoàng kỳ, 5 quả táo đỏ. | Tán vụn hạt xoài và hạt long nhãn, cho vào trong túi lọc, cột chặt miệng rồi bỏ hoàng kỳ, táo đỏ vào nồi, thêm nước sắc uống. |
Vị âm hư, miệng khát họng khô | 1-2 quả xoài tươi, mật ong vừa đủ. | Rửa sạch quả rồi cắt miếng, thêm nước nấu; pha thêm mật ong vào uống. |
Tắc kinh | 25g xoài cắt miếng, 10g hoa hồng, 10 đương quy, 10 gam đào nhân [1] , 40g thục địa hoàng, 10g xích thược. | Cho nước vào những nguyên liệu trên, sắc uống, chia làm 2 lần dùng dần. |
Buồn nôn | 40g xoài xắt miếng, 5 lát gừng tươi. | Thêm nước vào nấu, chia làm 2 lần dùng. |
Vết thương có máu bầm | 250g vỏ thân xoài (dùng lớp vỏ thứ 2), 250g thịt nạc heo. | Vỏ xoài gọt bỏ lớp vỏ thô, thêm vào 1 nửa phần rượu, 1 nửa phần nước cùng thịt heo nấu chín, dùng 3 lần trở lên mới có hiệu quả. |
Vết thương do đạn | Lá xoài tươi vừa đủ. | Nấu nước rửa bên ngoài vết thương. |
Hay chảy máu mũi | 40g sợi vỏ xoài (Lớp 2), thịt nạc heo vừa đủ dùng. | Nấu 2 nguyên liệu với nhau, dùng mỗi buổi 1 lần vào sáng, tối. |
Cách làm sữa xoài Có tác dụng giải khát, lợi tiểu, tiêu trừ mệt mỏi | 150g xoài, 1 quả cam, 250ml sữa tươi. | Xoài rửa sạch, gọt vỏ ngoài, cắt thành miếng để sẵn. Cam lột sạch vỏ ngoài, bỏ hột và lớp màng bên trong. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay đều 2 phút là được. |
[1] Đào nhân là loại cây nhỏ, cao 3 – 4 mét, thân nhẵn, thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, thuôn dài có cuống ngắn, mọc so le, phiến lá dài 5 – 8 cm, mép lá có răng cưa nhọn, khi vò có mùi hạnh nhân.