CÓ TÁC DỤNG CHỐNG LÃO HÓA, CHỐNG OXY HÓA, THÚC ĐẨY CÁC MẠCH MÁU TUẦN HOÀN
TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt, chua, tính hàn.
Vỏ: vị cay, ngọt, đắng, tính ôn.
Hạt: vị đắng, tính ôn.
Rễ: vị cay, đắng, tính ôn.
Lá: vị cay, đắng, tính ôn.
Hoa: vị đắng, có mùi thơm.
Phần dùng để ăn: thịt quả bưởi.
Phần dùng làm thuốc: vỏ quả, hạt, rễ, thân, hoa, hạt giống.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: trị chứng đầy ứ, chậm tiêu hoá, say rượu, trị cao huyết áp, mỡ trong máu cao, đường trong máu cao, bệnh tim, xơ cứng dộng mạch, chống lão hoá, trị béo phì, ho mãn tính, đờm nhiều, hen suyễn, ruột, dạ dày trướng khí, đau dạ dày, bệnh tiểu đường, hoa mắt, khô mắt.
Cách dùng: ăn quả lượng vừa phải.
Vỏ: trị uất hơi lồng ngực, lạnh và đau tỳ, kiết lỵ, đau thoát vị bụng, hen suyễn; dùng làm đẹp, sát trùng; nấu nước tắm rất tốt cho da.
Cách dùng: 7,5 – 15g, sắc nước uống.
Hoa: trị dạ dày, lồng ngực sưng đau.
Cách dùng: 2,5 – 10g, sắc nước uống.
Rễ: trị đau dạ dày, đau lồng ngực, thoát vị bụng, phong hàn, ho, sổ mũi.
CÔNG DỤNG
Rễ: lý khí giảm đau, tán phong hàn, tiêu chất ứ đọng, giải độc.
Hoa: hành khí, hóa đàm, cắt cơn đau.
Lá: hành khí, giảm đau, giải độc, tiêu sưng phù.
Quả: tiêu hóa thức ăn, trừ đờm, giã rượu, sinh tân dịch, điều hòa vị giác, giải khát.
Vỏ: tiêu hóa thức ăn, tiêu đờm, giảm ho, tiêu suyễn.
Cách dùng: 12,5 – 25g, sắc nước uống hoặc nấu nước xông, tắm.
Lá: trị đau đầu, trúng gió bại liệt, thức ăn chậm tiêu hóa gây đau bụng, viêm amidan, tắc tuyến sữa, viêm tai.
Cách dùng: 20 – 40g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: giã đắp lên vết đau hoặc nấu nước tắm.
LƯU Ý KHI DÙNG
- Những người có lượng dường trong máu thấp không nên ăn bưởi.
- Trong nước bưởi tươi mới ép có chứa insulin, trẻ em nên hạn chế uống.
- Những người thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, thiếu máu không nên ăn bưởi nhiều.
- Thai phụ không dược dùng vỏ bưởi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Vitamin | A(mg) B6 (mg) B7 (mg) Carotene(mg) B5 (mg) |
2 0.09 33 0.1 0.5 |
Bl (mg) C (mg) P (mg) B9 (mg) B3 (mg) |
0.07 110 480 2l 0.89 |
B2 (mg) E (mg) Năng lượng (Kcal) |
0.1 3.4 4l |
3 chất dinh dưỡng chính | Protein (g) | 0.8 | Chất béo (g) | 0.2 | Cacbohydrate (g) | 9.1 |
Khoáng chất | Canxi (mg) Kali (mg) Kẽm (mg) Đồng (mg) |
12 119 0.4 0.18 |
Sắt (mg) Natri (mg) Selen (Mg) |
0.3 3 3.02 |
Photpho (g) Magne (mg) Chất xơ (g) |
24 4 0.4 |
THÔNG TIN BỔ SUNG
- Bưởi nấu nước tắm có tác dụng giúp các mạch tuần hoàn nhanh hơn; giúp tăng cường thể lực, trợ giúp cân bằng đối với những người đau thần kinh, bệnh phong thấp. Vỏ bưởi phơi khô khi đốt lên có thể xua được muỗi.
- Trong bưởi có hàm lượng vitamin P rất phong phú, có ích cho những người bệnh tim, đau huyết quản; thành phần insulin trong thịt bưởi tươi có rất nhiều tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, thích hợp cho những người bệnh có lượng đường trong máu cao.
- Vỏ bưởi có khả năng làm giảm thiểu sự ngưng tụ máu, từ đó tạo nên tính ổn định và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ BƯỞI
NGUYÊN LIỆU | CÁCH DÙNG | |
Đau thoát vị bụng | 20g hạt bưởi. | Giã nát hạt bưởi, sắc nước uống; nên uống 2 lần vào buổi sáng và tối. |
Ho đờm | 125g tép bưởi (thịt bưởi), 30ml mật ong, 15ml rượu gạo. | Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, chưng cách thủy rồi mang ra dùng. |
Da nổi mẩn đỏ, ghẻ lở | 1 quả bưởi chua. | Xẻ bưởi ra, cho vào nồi nước nấu để rửa ngoài da; đồng thời ăn khoảng 75g tép bưởi, nên ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. |
Chấn thương do té, ngã, sưng đau | 200g vỏ bưởi tươi, 50g gừng tươi. | Thái lát 2 nguyên liệu trên rồi giã vắt nước bôi lên vết thương. |
Miệng hôi mùi rượu | 100g tép bưởi. | Sau khi uống rượu thì ngậm tép bưởi. |
Đau khớp, phong thấp | 150g vỏ bưởi tươi, 40g gừng tươi. | Vỏ bưởi thái nhỏ, giã nát cùng với gừng rồi bó lên vết thương. |
Tiêu hóa chậm | 75g tép bưởi. | Mỗi ngày ăn 2 lần; đặc biệt rất tốt cho thai phụ. |
Chứng nhảy mũi, hay ho ở người cao tuổi | 1 quả bưởi, 1 con gà trống. | Bưởi gọt vỏ, gà nhổ lông và bỏ ruột, rửa sạch; cho thịt bưởi vào bụng gà rồi cho thêm ít nước vào hấp cách thủy đến chín là có thể dùng được; nửa tháng ăn 1 lần; ăn khoảng 3 lần sẽ thấy hiệu quả. |
Viêm nhánh khí quản mạn tính, ho nhiều đờm | Cách 1: 1 quả bưởi, 1 con gà trống khoảng 650g. Cách 2: 1 quả bưởi, đường phèn lượng thích hợp. |
Cách 1: Bưởi gọt bỏ vỏ, gà làm sạch, bỏ bộ lòng, cho nguyên liệu vào nồi, đổ vào một lượng nước thích hợp nấu chín rồi mang ra ăn. Cách 2: Lấy phần cùi trắng của vỏ bưởi, xắt nhỏ rồi thêm vào một lượng đường phèn vừa đủ dùng, chưng cách thủy; mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. |
Tiêu hóa chậm dẫn đến đau dạ dày | 50g vỏ bưởi. | Đổ vào 2 ly nước, sắc còn 1 ly, cho đường vào vừa miệng rồi uống; dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. |
Táo bón | 1 quả bưởi. | Gọt bỏ vỏ ăn khoảng 8 – 12 miếng bưởi. |
Bệnh sởi giai đoạn đầu | 75g lá bưởi. | Rửa sạch lá bưởi rồi đem nấu nước để tắm. |
Bệnh ban đỏ | Vỏ một trái bưởi chưa chín, một lượng hùng hoàng thích hợp (Hùng hoàng là một dạng khoáng vật thiên nhiên, màu vàng chói). | Cắt vỏ bưởi ra, lấy mặt cắt thấm vào hùng hoàng thoa lên vết ban. |
Viêm ruột, dạ dày cấp tính | 10g vỏ bưởi già, 5g lá trà, 2 lát gừng. | Cho tất cả nguyên liệu trên vào sắc nước uống. |
Bệnh tiểu đường, chứng béo phì | 1 quả bưởi tươi. | Ép lấy nước uống, mỗi ngày 1 lần. |
Viêm tai cấp, mãn tính | Một ít lá bưởi tươi. | Giã nát lá bưởi vắt lấy nước rồi đem nhỏ vào tai. |
Mụn nước | Lá bưởi, dầu trà mỗi thứ một ít. | Lá bưởi phơi khô tán mịn, trộn với dầu trà bôi lên vết thương. |
Trẻ em ho, suyễn | 7,5g vỏ bưởi, 7,5g lá ngải, 3 lát gừng sống. | Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc uống. |
Ho mãn tính | 25 hạt bưởi, đường phèn vừa đủ dùng. | Cho 1 chén nước cùng hạt bưởi và đường sắc nước uống; mỗi ngày dùng 2 – 3 lần. |