Làm bếp là một trong những ngành dịch vụ phát triển cùng với các nhóm ngành khách sạn, du lịch. Hai năm trở lại đây các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh, tuy nhiên, đầu bếp vẫn là dịch vụ thiết yếu. Nhưng để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp thì cần có những tố chất gì ?
Có thể nói, thu nhập trung bình trung của ngành đầu bếp luôn ở mức cao trong nhóm ngành dịch vụ. Tuy nhiên, để có mức thu nhập với mức trên 10 triệu mỗi tháng thì người đầu bếp cần cố gắng rất nhiều. Và để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp thì cần hội tụ những kỹ năng và tố chất này.
Đam mê
Đất kỳ việc gì, ngành nghề nào đòi hỏi người theo đuổi phải có lòng đam mê, với ngành bếp cũng vậy. Việc thả hồn vào vào việc nấu nướng để cho ra lò những món ăn ngon làm hài lòng thực khách sẽ làm nên thương hiệu cho món ăn nói riêng và nhà hàng nói chung. Có đam mê thì mới có động lực để sáng tạo ra các món ăn chuyên nghiệp.
Để trau dồi đam mê với nghề bếp thì cần bắt đầu từ những cơ sở nhỏ để học hỏi tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Ở cơ sở nhỏ thì đầu bếp có cơ hội tự tay thực hiện gần như toàn bộ công đoạn khi chế biến món ăn: sơ chế, nấu, trang trí,….
Tìm cho mình một người thầy
Trước khi vào nghề, đầu bếp cần qua một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để có chứng chỉ hành nghề, đây là cơ sở để đầu bếp có cơ hội tiến xa hơn trong tương lai. Nếu không chuyên thì con đường phát triển thường bị eo hẹp do sự phát triển của thị trường.
Tại sao lại nên tìm cho mình một người thầy, không ai tự nhiên mà giỏi, mà thành công. Người dẫn dắt, chỉ bảo cho chúng ta trong công việc sẽ giúp việc phát triển được thuận buồn xuôi gió hơn. Ví dụ khi chúng ta sáng tạo ra món ăn mới, người thầy sẽ giúp kiểm tra chất lượng và độ phù hợp của món ăn đó. Việc cải thiện để món ăn hoàn hảo hơn sẽ không còn quá gian nan.
Tích luỹ kinh nghiệm
Luôn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm từ quá trình nấu nướng. Dù chúng ta tìm được người thầy dẫn dắt trong công việc nhưng việc tự bản thân tự tích luỹ từ quá trình làm việc là đều cần thiết.
Ngành nghề nào cũng vậy, không ai dạy chúng ta 100% vốn liếng mà họ có, may mắn thì chỉ được 60-70%. Còn lại toàn bộ chúng ta đều phải tự học hỏi, tinh ý ghi nhớ lại những nội dung cốt lõi. Dựa vào công thức chung rồi tự mình sáng tạo, biến tấu thành món ăn mang đặc trưng của riêng bản thân.
Không chỉ từ người giỏi hơn mà cả những người kém hơn. Mỗi đối tượng sẽ có cái hay, cái giỏi riêng để chúng ta học hỏi. Nhìn vào người giỏi để cố gắng, nhìn vào người kém để rút kinh nghiệm.
Xây dựng hình ảnh
Với một người đầu bếp việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho nhiều người biết đến chính là một trong số các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công. Nếu như đã có được kinh nghiệm sau thời gian tích lũy thì việc xây dựng thiết kế profile cho mình là điều dễ dàng. Thông qua việc làm đó, sẽ giúp cho khách hàng biết đến tên tuổi và trình để của mình, giúp họ an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ và món ăn.
Kiên trì và tận tâm
Tậm tâm, tận lực làm việc với cái tâm sáng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với món ăn. Đầu bếp chuyên nghiệp được thể hiện qua món ăn có nhận được sự hài lòng của khách hàng không từ: chất lượng, bày trí,… có hài hoà và hợp khẩu vị của nhiều người.
Mọi khó khăn thử thách đều là chướng ngại vật mà người đầu bếp chuyên nghiệp cần vượt qua để đến với con đường vinh quang. Từ những món ăn khai vị đơn giản, món phụ, món chính,… đều phải làm đạt tiêu chuẩn và được đánh giá tốt từ khách hàng.
Một trong những yếu tố để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp là đạt danh hiệu từ các chương trình thi tài thuộc lĩnh vực đầu bếp, hoặc tham gia vào các hội nhóm chuyên nghiệp để học tập và trau dồi kỹ năng.