TÍNH VỊ

Nước dừa:  vị ngọt, mát.

Nước dừa:  trị khô miệng, háu nước.

Cơm dừa:  v ị ngọt, béo, tính bình.

Xơ dừa:  vị đắng, chát, tính ôn .

Rễ:  vị đắng, tính bình.

Mầm dừa:  vị hơi ngọt, cay, tính bình.

Phần để ăn:  nước dừa, cơm dừa.

Phần dùng làm thuốc:  nước dừa, cơm dừa, xơ dừa, rễ, mầm, dầu dừa.

CÔNG DỤNG

Nước dừa:  sinh tân dịch, giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng phù, giải độc, cầm máu.

Cơm dừa:  bổ tỳ lợi thận, sát trùng, tiêu cam tích, lợi sữa đối với phụ nữ mới sinh.

Dầu dừa:  sát trùng trị ngứa, trị da nứt nẻ. nôn ra máu, phù thũng do bệnh tim.

Cách dùng:  uống mỗi ngày 100 – 150g.

Nước cốt dừa:  trị viêm ruột, viêm dạ dày, trị tả, sốt, say nắng, nôn mửa, đi tiêu ra máu, phù thũng ngoài da.

Rễ dừa:  trị chảy máu cam, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.

Cách dùng:  15 – 25g, sắc với nước uống, hoặc nướng rồi nghiền thành bột, mỗi lần dùng khoảng 3g pha nước nóng uống.

Dầu dừa:  trị viêm da, ghẻ lở, nứt nẻ (do bị lạnh).

Cách dùng:  bôi ngoài da.

Cơm dừa:  trị cam tích, phù thũng do bệnh tim, trị khô miệng, háu nước, da nhờn, táo bón, chứng mồ hôi muối, bệnh viêm da thuộc hệ thần kinh.

Cách dùng:  dùng 100 – 150g ăn hoặc ép lấy nước uống.

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Nước dừa tươi không nên để quá lâu để tránh bị biến chất.
  2. Không nên ăn quá nhiều cơm dừa, vì sẽ gây tức bụng.
  3. Những người có bệnh tim, huyết quản xơ cứng, đường ruột không tốt không nên uống nhiều nước dừa.
  4. Những người bị mụn ghẻ, bị suyễn không nên ăn cơm dừa.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin A (mg)
C (mg)
B9 (mg)
21
6
1
Bl (mg)
B7 (mg)
B3 (mg)
0.01
26
0.5
B2 (mg)
Năng lượng (Kcal)
0.01
231
3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 4 Chất béo (g) 12.1 Cacbohydrate(g) 26.6
Khoáng chất Canxi (mg)
Kali (mg)
Kẽm (mg)
Đồng (mg)
2
475
0.92
0.19
Sắt (mg)
Natri (mg)
Selen (mg)
1.8
55.6
6.21
Phốt pho (mg)
Mg (mg)
Chất xơ (g)
90
65
4.7

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Nước dừa rất có lợi trong việc thanh nhiệt, sinh tân dịch, háu nước, miệng khát, nóng trong người, bức bối khó chịu, trị phiền nhiệt. Với những người bị bệnh phù thũng, uống nước dừa còn có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, những người bị nôn ra máu uống vào có thể cầm máu, làm mát máu.
  2. Cơm dừa kiện tỳ ích khí, tiêu cam, trị giun. Có tác dụng điều trị đối với những người tỳ hư, mệt mỏi, ăn không ngon, tứ chi uể oải, bệnh cam tích ở trẻ nhỏ.

NƯỚC ÉP BỔ DƯỠNG: NƯỚC ÉP CAM, DỨA, NƯỚC DỪA

NGUYÊN LIỆU:  1 quả cam, nửa trái chanh, 60g dứa, 35 ml nước dừa, nước lạnh lượng vừa dủ, một ít đá nhuyễn.

CÁCH LÀM:  cam, chanh rửa sạch, cắt đôi, ép lấy nước; dứa gọt vỏ, cắt khối; bỏ tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố (trừ đá nhuyễn) xay đều, sau dó rót ra cốc thêm đá nhuyễn vào là dùng dược.

CÔNG DỤNG:  trị phù thũng, làm da sáng đẹp.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DỪA

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Miệng khô, bị nhiệt, say nắng, phát sốt 1 quả dừa. Lấy nước uống, sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Táo bón 1 quả dừa. Nạo lấy cơm dừa, sáng tối mỗi buổi ăn 1/2 quả.
Viêm da Cách 1:  Vỏ dừa 1 quả (phần vỏ cứng).
Cách 2:  Dầu dừa.
Cách 1:  Giã vụn, thêm nước sắc cô đặc để rửa vết thương, dùng mỗi ngày vài lần.
Cách 2:  Bôi vào vết thương.
Ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục Vỏ dừa 1 quả (phần vỏ cứng). Giã vụn, nấu với nước dể rửa vết thương, mỗi ngày vài lần.