TÍNH VỊ

Quả:  vị ngọt, chua, tính bình.

Nhân hạt:  vị đắng, tính bình.

Rễ:  vị đắng, chát, tính mát.

Lá:  vị chua, ngọt, tính bình.

Hoa:  vị đắng, thơm, tính mát.

Vỏ rễ:  vị đắng, mặn, tính hàn.

Thân cây:  vị đắng, tính hàn.

Phần dùng để ăn:  quả.

Phần dùng làm thuốc:  nhân hạt, rễ, lá, hoa, vỏ rễ.

CÔNG DỤNG

Nhân hạt mận:  hoạt huyết tán ứ, nhuận tràng, lợi thủy.

Quả:  mát gan trừ nhiệt, sinh tân giải khát, tán ứ đọng, lợi thủy, hoạt huyết, bổ gan khỏe thận.

Rễ:  thanh nhiệt giải độc, giảm đau.

Vỏ rễ:  thanh nhiệt hạ khí.

Nhựa cây:  trị chứng mắt mờ có màng, tiêu thũng, giảm đau.

Lá cây:  thanh nhiệt, giải độc.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả:  trị các chứng gân cốt mệt mỏi, tiêu khát, bệnh trướng nước, xơ gan cổ trướng, đau răng, viêm nha chu, táo bón, răng lợi chảy máu, chứng nổi ban ở trẻ em, cao huyết áp, đau họng, viêm amidan, lở loét miệng lưỡi, tiểu tiện khó khăn, kinh nguyệt có dịch trắng tím, vết thương do bò cạp đốt.

Cách dùng : ăn quả tươi hoặc giã ép lấy nước uống.

Hạt, nhân:  trị các chứng như bị thương bầm tím do té ngã, táo bón, ho khạc đờm nhiều, đầy hơi, chướng bụng.

Cách dùng:  4 – 12,5g; sắc nước uống.

Dùng ngoài da:  nghiền nát hạt, nhân mận đắp lên chỗ đau.

Rễ:  trị đau răng, tiêu khát, các bệnh về đường tiết niệu: đái buốt, đái dắt, đái ra máu, bệnh kiết lỵ, mắt mờ có màng, bệnh sởi, nổi ban.

Cách dùng:  10 – 25g rễ mận, sắc nước uống hoặc đốt khô rồi tán bột bôi ngoài da.

Lá:  trị sốt cao, phù thũng, lở loét, trị vết thương do kim loại gây ra, thủy thũng, trị ho, trẻ em sốt cao.

Cách dùng:  10 – 25g lá mận, sắc nước uống.

Dùng ngoài da:  dùng lá mận nấu nước tắm hoặc giã nát đắp.

Vỏ rễ:  trị khí nghịch, kiết lỵ, giải khát, bệnh phù nề, tê liệt, lở loét, nổi ban.

Cách dùng:  5 – 15g vỏ rễ mận, sắc nước uống.

Dùng ngoài da:  giã nát, ép lấy nước bôi.

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Ăn mận tươi nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.
  2. Những người bị béo phì mức độ nhẹ thì nên ăn, vì mận có tác dụng giảm cân.
  3. Người có đờm nhiều nên kiêng ăn.
  4. Ăn nhiều sẽ có hại cho lá lách, bao tử, cho nên những người bị viêm ruột, viêm loét dạ dày mãn, cấp tính không nên ăn.
  5. Người mắc bệnh phân lỏng, di tinh, thận, lá lách yếu, phụ nữ có thai không được ăn nhân hạt mận.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin A (μg)
B6 (mg)
E (mg)
Carotene(mg)
Axit pantothenic (mg)
25
0.04
0.74
0.15
0.14
B1(mg)
B12(μg)
B7 (μg)
B9 (μg)
B3 (mg)
0.03
2.7
23
37
0.4
B2 (mg)
C (mg)

Năng lượng (Kcal)

0.02
5
36
3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 0.7 Chất béo (g) 0.2 Cacbohydrate (g) 7.8
Khoáng chất Canxi (mg)
Kali (mg)

Kẽm (mg)
Đồng (mg)

8
144
0.14
0.04
Sắt (mg)
Natri(mg)
Selen(μg)
0.6
3.8
0.23
 Phốt pho (mg)
Magiê (mg)
Chất xơ (g)
11
10
0.9

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Quả mận có tác dụng thúc đẩy enzym tiêu hóa, tiết axit dạ dày, tăng cường nhu động đường tiêu hóa, thích hợp với những người bị thiếu axit dạ dày, đầy hơi chướng bụng sau khi ăn, táo bón.
  2. Quả mận có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch giải khát, tiêu thực khai vị, lợi thủy tiêu thũng, là loại trái cây thích hợp với những người có bộ máy tiêu hóa không tốt, viêm gan, mắc bệnh trướng nước, tâm nhiệt hư phiền, tiểu tiện không thông.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MẬN

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Đau răng 100g mận, lượng đường vừa phải. Cho mận, đường và nước nấu chung với nhau, sau đó ngậm súc miệng hoặc có thể ăn quả tươi, mỗi ngày 1 lần, từ 1 – 2 quả.
Bò cạp đốt, nóng nhiệt hay sưng phù 4 – 10 hạt mận. Giã nát, đắp lên vết thương.
Vết loét do ung thư 2 quả mận chua. Mận bỏ hạt, giã nhuyễn, đắp lên vết thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Mẩn ngứa, viêm da 500g mận chua. Giã nhuyễn, đem sắc nước rửa ngoài vết thương, mỗi ngày 3 lần.
Sưng tấy do té ngã 15g hạt mận, 60ml rượu gạo. Giã nát hạt mận, trộn đều với rượu gạo rồi lọc lấy rượu uống, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, còn bã thì thoa lên vết thương.
Phòng bệnh cảm nắng 150g mận, một ít mật ong. Mận bỏ hạt, ép lấy nước, uống kèm với mật ong.
Tàn nhang, nám da Hạt mận và trứng gà tươi vừa đủ dùng. Hạt mận đập bỏ vỏ, nghiền nát thành bột mịn, trước khi đi ngủ trộn đều với trứng gà tươi rồi đắp lên chỗ cần điều trị, sáng sớm rửa sạch sẽ.
Xơ gan 150g mận tươi, một ít mật ong và trà xanh. Cắt nhỏ mận, thêm vào 2 chén nước, nấu sôi rồi cho thêm mật ong và trà xanh vào để uống.
Bớt xanh trên mặt 2 hạt mận, 1 quả trứng gà tươi. Hạt mận đập bỏ vỏ, nghiền nát, trộn đều với trứng gà tươi, buổi tối trước khi đi ngủ đắp hỗn hợp này lên chỗ cần trị, sáng ra rửa sạch bằng nước. Tốt nhất là không nên ra gió, đắp liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.
Gan báng nước 40g vỏ rễ mận;
40g rễ non cây kiwi (còn gọi cây sổ);
5g quả xoan;
10g phật thủ;
12,5g thanh bì [1] .
Cho các nguyên liệu vào nước sắc uống.
Vị âm hư, miệng khát họng khô Mận tươi vừa đủ dùng. Rửa sạch mận ăn sống, hoặc làm thành mứt để ngậm.
Ho không đàm Mận tươi, mật ong. Có thể ăn mận tươi, hoặc thêm mật ong sắc đặc lại để uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
Sốt ở trẻ em 50g lá mận. Rửa sạch, nấu lấy nước, bỏ bã, tắm cho trẻ.
Nôn ói do đau bao tử 40g quả mận khô,150g rễ rau diếp cá, 20g cây mộc lan, đường đỏ vừa đủ dùng. Cho nước vào các nguyên liệu, sắc lấy nước rồi lọc bỏ cặn, thêm đường đỏ vào, uống vào 2 buổi sáng, tối trước bữa ăn.
Thanh nhiệt giải độc, sinh tân dịch giải khát 15g nước ép mận,
15g nước ép nho,
15g nước ép dưa gang.
Khuấy đều 3 nguyên liệu thành hỗn hợp để uống.