TÍNH VỊ

Quả:  vị cay, ngọt, hơi chua, tính ôn.

Hạt:  vị chua, tính bình. 

Nước ép quả:  vị ngọt, đắng. 

Rễ:  vị đắng, chua, tính ôn. 

Lá:  vị cay, đắng, tính hơi hàn.

Phần dùng để ăn:  quả, nước ép quả.

Phần dùng làm thuốc:  hạt, rễ, lá.

 

CÔNG DỤNG

Nước ép quả:  cải thiện chức năng gan, điều hòa khí huyết; giải ưu phiền, điều hòa tỳ vị, chống nôn.

Nước tắc:  sinh tân dịch, giải khát.

Vỏ quả:  hạ khí, giải khát, giã rượu.

Lá:  cải thiện chức năng gan, điều hòa khí; kích thích tiêu hóa, tản khí ở dạ dày.

Rễ:  hành khí tán kết, thuận khí tiêu đờm, kiện tì khai vị, thư giãn gân cốt.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả:  trị bệnh cao huyết áp, u xơ huyết quản, bệnh động mạch vành, suyễn có đờm, ho gà, tiêu hóa không tốt, chán ăn, đầy bụng, phiền muộn tích tụ trong lòng, ho do phong hàn cảm mạo.

Vỏ quả:  trị các chứng chán ăn, viêm gan cấp tính, đau dạ dày, bệnh sa nang, sưng tinh hoàn, bệnh trĩ, sa tử cung, viêm khí quản mãn tính, viêm túi mật.

Hạt:  trị viêm họng, các bệnh về mắt, bệnh tràng nhạc.

Rễ:  trị bệnh sa nang, đau bụng sau khi sinh, khí nghịch do đờm ưng trệ, ho do lạnh, ho gà, nôn mửa do đau dạ dày, sa tử cung, bệnh tràng nhạc, phong thấp, đau thần kinh.

Lá:  trị bệnh ung thư thực quản, bệnh tràng nhạc.

Cách dùng:  20 – 40g đối với loại tươi và 5 – 15g đối với loại khô; giã lấy nước, nhai hay pha uống thay trà đều được.

 

LƯU Ý KHI DÙNG

1. Quả tắc có chứa hàm lượng vitamin C rất lớn, có nhiều tác dụng, nên cũng ít kiêng kỵ. Tắc thường chua, do đó tốt nhất là không nên ăn quả tươi quá nhiều, chỉ nên sử dụng lượng vừa phải.

2. Ăn tắc trong mùa lạnh có tác dụng đề phòng cảm cúm và các bệnh liên quan.

3. Thích hợp cho những người đang có tâm trạng phiền muộn, chán ăn hay bội thực (ăn no quá không tiêu) dùng.

4. Những người mắc bệnh tiểu đường không được dùng tắc.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin

B3 (mg) 0.3
A (μg)62
E (mg)
1.58

C (mg) 35
Carotene(mg
) 0.4

Năng lượng (Kcal) 55.04

3 chất dinh  dưỡng chính

Protein 0.9

Chất béo (g) 2

Cacbohydrate(g) 12.3

Khoáng chất

Canxi (mg) 56
Magne (mg) 0.25
Kali (mg) 144
Natri (mg) 3

Magne(mg) 20
Natri (mg) 0.21
Kẽm (mg) 20
Selen (μg) 0.62

Sắt (mg) 1
Đồng (mg) 0.07
Chất xơ (g) 1.4

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Quả tắc có chứa hàm lượng vitamin C và chất gluxit phong phú, có tác dụng tăng cường độ đàn hồi mao mạch huyết quản, ngăn ngừa độ giòn và rạn nứt ở huyết quản, tăng cường khả năng chống lạnh của cơ thể.
  2. Thường xuyên sử dụng tắc có thể phòng ngừa cảm cúm. Tắc còn có công dụng trị liệu hiệu quả đối với các bệnh như cao huyết áp, u xơ huyết quản, bệnh ở động mạch vành, cảm cúm do phong hàn, ho…
  3. Trong vỏ quả tắc có chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bài trừ độc tố trong gan, bảo vệ mắt, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra, vỏ quả tắc còn có vị ngọt hơn cả phần ruột.
  4. Hàm lượng vitamin phong phú trong quả tắc còn có thể phòng trừ kết tủa sắc tố, giúp da sáng bóng, tăng tính đàn hồi; từ đó trì hoãn quá trình lão hóa, đề phòng da bị nhão hoặc hình thành nếp nhăn.
  5. Tắc có thể tăng cường chức năng của tim mạch, giúp lưu thông khí huyết; có tác dụng trị liệu rất tốt đối với bệnh viêm phế quản.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ TẮC

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Bệnh thoát vị 10 quả tắc khô. Cắt nhỏ tắc khô cho vào nồi, cho nửa phần rượu và nửa phần nước vào nấu; sáng, tối mỗi buổi uống 1 lần.
Đau trướng bụng, tiêu hóa không tốt 3 hạt tắc tươi. Rửa sạch, nhai nuốt vào mỗi buổi sáng và tối.
Đau dạ dày 10 quả tắc khô. Sắc lấy nước 3 lần; mỗi ngày uống 1 lần trước khi ăn; dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.
Ăn không ngon, chán ăn Tắc tươi vừa đủ dùng (có thể dem phơi hơi khô dể dự trữ), đường trắng lượng thích hợp. Cho đường trắng vào nồi, đổ nước nấu thành nước đường, rồi cho tắc hơi khô vào ngâm thành tắc đường; mỗi lần dùng 50g, nhai nuốt.
Chứng phiền muộn, dễ nóng nảy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đứng ngồi không yên, choáng váng đầu óc 40g tắc, 40g câu kỷ (còn có tên là câu kỷ tử), 20g hoa cúc. Nguyên liệu rửa sạch, dể ráo, cho 300 ml nước vào sắc khoảng 20 phút, sắc làm 2 lần, rồi cho nước của 2 lần sắc pha với nhau làm trà uống.
Ho do cảm cúm phong hàn 10 quả tắc tươi, 50g đường phèn. Cho vào nồi đun cách thủy 30 phút rồi ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần; cũng có thể ăn 5 hạt tắc tươi, mỗi ngày ăn 3 lần.
Chứng suyễn, ho có đờm ở người già 8 quả tắc tươi, 40g đường phèn. Chưng cách thủy 30 phút rồi ăn, mỗi ngày ăn 3 lần.
Nóng nảy, buồn nôn dẫn đến dạ dày, ruột lở loét 50g rễ tắc, 200g bao tử heo, 1 ít muối ăn. Rửa sạch nguyên liệu, thái miếng, thêm vào 4 chén nước, ninh còn 1 chén rưỡi, nêm vào một ít muối làm canh uống.
Tinh hoàn bị sưng to một bên, đau buốt, chảy sệ 15g rễ tắc, 40g kiwi, 30ml rượu trắng. Cho rễ tắc và kiwi vào nước nấu, sau đó bỏ bã, hòa với rượu trắng, chia làm 2 lần để uống.
Ho gà Cách 1:  20g tắc tươi (nếu là trái khô thì khoảng 12,5g), 7,5g thủy cúc, 4g ma hoàng, đường phèn vừa đủ dùng.
Cách 2:  Tắc chín, đường và muối ăn mỗi thứ một lượng vừa đủ dùng.
Cách 1:  Cho nguyên liệu vào sắc lấy nước, rồi cho một ít đường phèn vào uống khi còn ấm, dùng liên tục trong nhiều ngày.
Cách 2:  Tắc rửa sạch, cho vào trong bình thủy tinh, rắc lên một ít muối ăn, ngâm khoảng nửa năm. Sau dó mở ra, lấy 3 – 4 quả tắc mặn, rửa qua bằng nước lạnh rồi cho vào chén giã nhuyễn, thêm đường và nước đun sôi vào trộn đều uống, mỗi ngày 2 lần.
Bệnh đái dầm ở trẻ em 49 miếng tắc. Rửa sạch tắc, phơi nắng 49 ngày, sau đó nghiền thành bột mịn, cho nước đun sôi vào để uống, mỗi lần uống 6g, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục cho đến hết.
Ngực, khoang dạ dày đau hoặc khó chịu vì có khối u cứng 20 – 40g tắc tươi (nếu là tắc khô thì có thể dùng 10 – 15g) Thêm nước vào sắc uống.
Tiêu chảy 4 – 5 hạt tiêu trắng, 2 quả tắc khô. Cho tiêu trắng và tắc khô vào chén, thêm vào một ít rượu trắng nồng độ cao, sau đó châm lửa vào rượu, đợi cồn trong rượu cháy hết, nhân lúc còn nóng thì ăn phần cái và uống nước trong chén.