TÍNH VỊ

Quả :  vị ngọt thanh, tính hàn.

Phần để ăn:  thịt quả.

Phần dùng làm thuốc:  vỏ quả, vỏ cây, rễ, cành, lá.

CÔNG DỤNG

Thịt quả, vỏ quả:  giải nhiệt, giảm béo, giữ ẩm da, làm trắng da, làm liền vết thương, trị tiêu chảy, hoạt huyết bổ máu.

Vỏ cây, lá:  làm liền vết thương, giải nhiệt, trị bong gân.

Rễ:  có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Thịt quả, vỏ quả:  trị tỳ vị ẩm ướt, ăn không ngon, sau khi ăn có cảm giác đầy bụng, đau âm ỉ vùng bụng, các bệnh về tiêu hóa mãn tính.

Vỏ cây, cành, lá:  trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm đường ruột mãn tính, viêm ruột già, ho.

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Chất nhựa màu tím nâu ở vỏ quả nếu dính vào quần áo sẽ rất khó giặt sạch.
  2. Măng cụt có tính hàn, không nên ăn cùng với dưa hấu, khổ qua, mù tạt, bắp cải, sữa dậu nành, bia…
  3. Có thể ăn một ít măng cụt cùng với sầu riêng sẽ có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, vì vậy mà măng cụt và sầu riêng còn dược gọi là “Quả phu thê”.
  4. Người có thể trạng yếu không nên ăn nhiều.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Vitamin C (mg) 3 E (mg) 0.7 Năng lượng (Kcal) 28
3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 0.2 Chất béo (g) 0.4 Cacbohydrate (g) 18
Khoáng chất Phốt pho (mg)
Đồng (mg)
Kẽm (mg)
1 Kali (mg)
Mg (mg)
Selen (μg)
l00
18
1.34
Natri (mg)
Chất xơ (g)
l
1.4

THÔNG TIN BỔ SUNG

Măng cụt có nguồn gốc từ Malaysia, vị thơm ngon, có thể ăn tươi hoặc làm mứt, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian của người Malaysia. Ví dụ lá măng cụt có thể dùng bọc lấy cát rang ấm rồi đắp lên vết bong gân cho nhanh khỏi.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MĂNG CỤT

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Giải nhiệt, nóng trong người Quả măng cụt. Ăn mỗi lần 3 – 5 quả.
Giảm béo, làm sạch dạ dày, giữ ẩm, làm trắng da Quả măng cụt. Mỗi lần dùng vài quả, nên dùng thường xuyên.
Kinh nguyệt không đều 25g rễ măng cụt, 20g ích mẫu, 15g củ ấu dại, 25g cỏ đơn rau má (còn gọi là cỏ bi đen). Cho tất cả nguyên liệu vào sắc 2 lần nước, sau đó chia đều sáng tối mỗi buổi dùng 1 lần.
Kiết lỵ do nhiễm khuẩn 25g vỏ cây măng cụt, 75g cỏ đuôi phụng tươi, 50g xa tiền thảo (còn gọi là lá mã đề). Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với nước, chia ra dùng vài lần trong ngày.
Viêm nha chu 25g – 50g măng cụt tươi (hoặc dùng quả khô). Măng cụt giã nhuyễn, sắc với nước rồi lọc bỏ bã, lấy phần nước súc miệng (hoặc ngậm lâu trong miệng), mỗi ngày vài lần.
Chảy máu nướu răng; bệnh trĩ gây chảy máu, sưng đau 40g măng cụt tươi, đường trắng vừa đủ dùng. Măng cụt giã nhuyễn, thêm vào 1 cốc nước, lọc bỏ bã, lấy nước cho thêm dường vào khuấy đều để dùng, sáng tối mỗi buổi 1 lần.
Ăn không tiêu, đau tức ngực và bụng Măng cụt tươi. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần vài quả.
Sốt, đau đầu, cảm cúm, tiêu chảy 2 vỏ quả măng cụt. Nấu nhừ vỏ quả, lọc bỏ bã, uống nước.
Viêm da, ngứa da Măng cụt ninh thành cao. Bôi ngoài da.
Bị bỏng do lửa, bỏng nước sôi Vỏ quả măng cụt lượng vừa đủ. Giã nát bôi lên vết thương, khi thấy nóng thì lấy xuống thay mới.
Bệnh tiểu đường, cao huyết áp 5 quả măng cụt. Lấy thịt quả ép lấy nước, mỗi ngày chia ra 3 lần dùng.
Giảm chứng khó thở do hen suyễn, thiếu oxy não tạm thời, đau thắt ngực Măng cụt lượng vừa đủ dùng. Lấy thịt quả ép lấy nước, lúc phát bệnh uống nhiều là được.
Trị lở loét trên da, mụn trứng cá 2 quả măng cụt. Ăn quả tươi, cũng có thể dùng măng cụt nấu canh lấy nước uống.
Sản phụ thiếu sữa Quả măng cụt tươi. Mỗi ngày ăn vài quả.
Thư giãn, thoải mái đầu óc, bổ não 2 quả măng cụt, 300g dưa Hami. Măng cụt bóc vỏ, bỏ hạt; dưa Hami gọt vỏ, bỏ hạt, cắt khối nhỏ; cho cả hai vào máy xay sinh tố, thêm 200ml nước lạnh vào, xay đều là dùng dược.