TÍNH VỊ

Quả:  vị ngọt, hơi chua, tính bình.

Rễ:  vị ngọt, chát, đắng, tính bình.

Dây leo:  vị ngọt, chát, tính bình.

Phần để ăn:  quả.

Phần dùng làm thuốc:  vỏ cây, rễ, dây leo.

CÔNG DỤNG

Quả:  bổ gan ích thận, bổ khí dưỡng huyết, tốt cho gân cốt, lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho dạ dày, sinh tân dịch, làm tan mụn nước do bệnh đậu mùa.

Lá, rễ:  trừ phong thấp, lợi tiểu.

Dây leo:  giải độc lợi tiểu, trị nôn mửa, giúp an thai.

Rượu nho:  bổ dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả:  chữa ho do phế hư, tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm, khí huyết hư, chứng suy giảm tiểu cầu, miệng khô khát do phiền nhiệt, ăn không ngon, toàn thân bị phù, tiểu gắt, gân cốt đau nhức, đau khớp, sưng tấy ngoài da, đau mắt do gió độc và nhiệt.

Lá:  trị tê liệt do phong thấp, phù thũng, tiêu chảy, mắt đỏ do gió độc và nhiệt, bị sưng nhọt.

Cách dùng: 15 – 25g, sắc nước hoặc ép uống; cũng có thể giã nhuyễn để bôi ngoài da.

Rễ:  trị tê dại do phong thấp, phù thũng, tiểu khó, chấn thương do trật đả, sưng nhọt.

Cách dùng:  20g – 50g, nấu canh hoặc hầm với thịt để dùng.

Dùng ngoài da: có thể giã nhuyễn hoặc sắc với nước để rửa vết thương .

LƯU Ý KHI DÙNG

  1. Ăn nhiều nho sẽ gây khó chịu trong người, biểu hiện là bị tiêu chảy.
  2. Người bụng yếu, táo bón, tiểu đường không nên ăn nhiều.
  3. Ăn nho xong nên súc miệng, dể tránh axit hữu cơ trong nho làm mòn răng.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

A (Mg) 5 B1 (mg) 0.05 B2 (mg) 0.03
B6 (mg) 0.04 C (mg) 4 E (mg) 0.34
Vitamin B7 (Mg)
B9 (Mg)
B3 (mg)
44
4
0.2
Carotene(mg)
B5 (mg)
0.13
0.1
Năng lượng (Kcal)  4
3 chất dinh dưỡng chính Protein (g) 0.3 Chất béo (g) 0.4 Cacbohydrate (g) 0.2
Canxi (mg) 11 Sắt (mg) 0.2 Phốt pho (mg) 7
Khoáng chất Kali (mg)
Kẽm (mg)s
Đồng (mg)
124
0.02
0.1
Natri (mg)
Selen (Mg)
0.5
0.5
Mg (mg)
Chất xơ (g)
6
1.5

THÔNG TIN BỔ SUNG

  1. Trong nho chứa nhiều axit tartaric, ăn nho với lượng vừa phải rất tốt cho tỳ và dạ dày. Đây là loại trái cây lý tưởng dối với những người tiêu hóa kém và bị suy nhược thần kinh, lao lực quá độ.
  2. Resveratrol trong nho có thể ngăn chặn sự phát triển, khuếch tán của tế bào ung thư, đặc biệt trong rượu vang đỏ có hàm lượng resveratrol rất cao.
  3. Sắc tố đỏ trong nho đỏ là loại sắc tố flavone, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ NHO

NGUYÊN LIỆU CÁCH DÙNG
Bổ máu 50g nho tươi, 25g sơn trà. Nho và sơn trà rửa sạch, ép lấy nước uống.
Tiểu ra máu 150g nho tươi, 300g củ sen tươi. Nho và củ sen rửa sạch, giã nhuyễn, ép lấy nước uống; ngày uống 2 lần vào buổi sáng, tối.
Cơ thể suy nhược 30 ml rượu nho tươi. Sáng tối mỗi buổi uống 1 lần.
Bệnh sởi Dây nho vừa đủ dùng. Sắc với nước rửa ngoài da, đồng thời dùng 50g nho khô sắc nước uống.
Thai phụ bị động thai 40g nho khô, 20g táo ta. Cho cả hai vào sắc nước uống. Hoặc dùng 75g nho khô, 15g đỗ trọng, sắc với nước rồi vớt bỏ đỗ trọng, chia ra sáng – tối mỗi buổi dùng 1 lần.
Gan thận hư, đau nhức ở vùng thắt lưng 15g nho, 10g nhân sâm, 150 ml rượu nếp. Cho nho và nhân sâm cùng rượu nếp ngâm khoảng 5 – 7 ngày, mỗi lần uống 30 ml, ngày dùng 2 lần vào buổi sáng, tối.
Đau khớp, đau nhức gân cốt, viêm khớp do phong thấp 75g rễ nho trắng, 1 cái giò heo. Cho rễ nho, giò heo vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ, ninh chín rồi dùng.
Lượng lipid trong máu cao 15g lá nho, 15g sơn trà, 15g hà thủ ô. Cho cả ba nguyên liệu trên vào sắc với lượng nước thích hợp, sáng tối mỗi buổi dùng 1 lần.
Viêm dạ dày mãn tính Rượu nho nguyên chất, hoặc nho khô. Mỗi ngày uống 15 ml rượu nho. Hoặc trước bữa ăn nhai kỹ khoảng 20 quả nho khô, dùng liên tục trong 30 ngày.
Làm sạch ruột, tốt cho dạ dày 16 quả nho, 200g dứa, 100 ml sữa bò, 1 muỗng nhỏ đường mật. Rửa sạch nho và dứa, gọt vỏ bỏ hạt (dứa cắt bỏ mắt dứa), thêm sữa bò, đường mật cho vào máy sinh tố xay đều để uống.
Suy nhược than kinh 1  nắm nho khô, 2  muỗng sơn trà. Nho khô nấu chung với sơn trà, thêm ít mật ong để ăn.
Ho do phế hư, trong đờm có máu 1 nắm nho khô, 20g bách hợp, 50g gạo. Cho tất cả nguyên liệu vào nấu cháo để ăn.
Nhiễm trùng đường tiểu, tiểu dắt, đau rát 150g nước ép nho, 100g nước ép sen, 1 – 2 muỗng mật ong. Cho mật ong vào nước ép nho và nước ép sen, khuấy đều rồi đổ nước ấm vào dùng.
Cao huyết áp 150g nho, 15 – 20 hạt dẻ. Rửa sạch nguyên liệu rồi giã nát lấy nước, pha với nước nóng để uống.
Thiếu máu, chóng mặt, cơ thể suy yếu, ớn lạnh, lạnh chân 70g nho khô, 15g cùi nhãn, 5g dâu chín. Sắc với nước uống.